5 điều cha mẹ nên làm với con khi con bị điểm kém
Nửa đêm đói bụng, tôi tình cờ phát hiện bí mật của chị chồng / Chồng đập nồi cơm điện khi biết tôi đòi nợ bạn của anh
Trò chuyện cùng con
Với nhiều trẻ, trường học và điểm số không phải ưu tiên hàng đầu. Một số em có thể đang đối mặt với sự căng thẳng hoặc áp lực bài vở, dẫn đến việc không thể phát huy khả năng học tập. Vì thế, nếu con bị điểm kém hoặc không thể vượt qua kỳ thi, bạn hãy lắng nghe con nói thay vì chỉ trích hoặc so sánh con với những đứa trẻ khác. Cách tiếp cận nhẹ nhàng của cha mẹ sẽ giúp đứa trẻ không bị ám ảnh điểm số hoặc sợ hãi khi nói về các kỳ thi. Điều này cũng giúp trẻ an tâm, tập trung học tập tốt hơn.
Cổ vũ con
Trẻ nhỏ học cách đối xử với bản thân theo cách cha mẹ đối xử với chúng. Vì thế, khi các em bị điểm kém, cha mẹ nên “trao quyền” để trẻ có cách nhìn nhận tích cực về bản thân. Khi được cổ vũ bằng những lời nói tích cực, trẻ sẽ hiểu cha mẹ đang cho trao cho các em cơ hội để khắc phục những điều mình làm chưa tốt. Nhờ đó, việc học của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Tìm hiểu nguyên nhân
Khi trò chuyện với con, bạn có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu nguyên nhân bị điểm kém. Cách tiếp cận nhẹ nhàng nhất là: “Con có thể cho bố mẹ biết điều gì khiến con cảm thấy khó khăn khi học không”. Bạn không nên bắt đầu câu hỏi bằng “tại sao” mà nên bằng “con có thể”. Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy được tôn trọng và dễ mở lòng để chia sẻ hơn.
Không gây áp lực
Áp lực không tạo ra kim cương mà chỉ khiến trẻ trở nên chán ghét việc học, ám ảnh với điểm số, thành tích. Theo tiến sĩ Courtney Nolan, áp lực khiến trẻ trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ và không thể học tập tốt. Là cha mẹ, bạn không nên ép con phải cạnh tranh điểm số với bạn bè. “Trẻ chỉ nên cạnh tranh với chính mình và nỗ lực theo khả năng của bản thân”, tiến sĩ Nolan nhấn mạnh.
Học cách chấp nhận khả năng của con
Cuối cùng, đừng quên rằng mỗi đứa trẻ đều có những khả năng riêng biệt. Có trẻ rất giỏi những môn tự nhiên nhưng rất dốt văn, có trẻ thì ngược lại, không trẻ nào là bản sao của bất kỳ ai cả nên việc bậc phụ huynh không hiểu được con mình là chuyện bình thường.
Ngoài việc tìm hiểu nguyên nhân vì đâu mà con đạt điểm kém để giải quyết thì phụ huynh cũng nên hiểu rằng trẻ không thể hoàn hảo mọi mặt. Ba mẹ nên khuyến khích con phát triển thế mạnh và tìm cách cải thiện những điểm yếu của con một cách tích cực hơn.
Ba mẹ luôn quan tâm, yêu con chân thành và việc đặt kỳ vọng, theo dõi sát sao chuyện học hành của con là một lý do rất chính đáng. Thế nhưng đừng vì quá thương, quá kỳ vọng vào con mà khiến con trở nên áp lực hơn trong việc học tập. Hãy để trẻ hiểu rằng học là một niềm vui, là cơ hội để tìm ra chính mình chứ không phải là một áp lực. Tất nhiên mỗi gia đình đều có những câu chuyện riêng, nếu ba mẹ cảm thấy quá khó khăn trong việc hiểu con trẻ thì có thể tìm đến những chuyên gia tâm lý để được trò chuyện, tư vấn nhiều hơn. Mong rằng qua chia sẻ trên, ba mẹ sẽ tìm được những phương pháp giúp con cải thiện hơn thay vì sử dụng những biện pháp truyền thống như đòn roi, mắng chửi.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
4 con giáp nữ sinh ra mệnh Bồ Tát, phải chịu nhiều gian khổ khi còn trẻ, nhưng khi già không thiếu tiền, con cái hiếu thảo, sống lâu, giàu có và khỏe mạnh
Tử vi tuổi Tý tháng 1/2025: Khởi đầu năm mới rực rỡ tài lộc nhưng cần cẩn thận tiểu nhân
Bắt đầu từ ngày 7/1, vận may và tài lộc sẽ đến, ví tiền của 3 con giáp này sẽ căng đầy
Bị nhà chồng khinh thường vì chỉ ở nhà ăn bám, gặp anh ở công ty, tôi tuyên bố một điều khiến anh tái mặt
Tử vi hôm nay ngày 7/1/2025 của 12 con giáp: Dần bình yên, Thìn rực rỡ
Mang vàng cưới đi bán cứu mẹ bệnh nặng, người vợ "chết lặng" khi bị chủ tiệm vàng bóc trần sự thật kinh hoàng