5 loại cá bẩn nhất ở chợ: Chứa đầy kim loại nặng và ký sinh trùng, nhiều người vẫn vô tư ăn, đặc biệt một loại rất được ưa chuộng gọi là 'sâm nước'
Cho dù là loại cá nào được rã đông, hãy nhớ phương pháp này, chỉ cần một mẹo nhỏ là cá sẽ được rã đông hoàn toàn trong vòng 5 phút. Thật là tuyệt vời! / Loại quả có mùi khó chịu nhưng phụ nữ ăn thường xuyên sẽ chữa được bệnh ‘khó nói’
1. Cá trê
Cá trê có khả năng thích nghi cao, kháng bệnh tốt và thuộc nhóm cá ăn tạp. Loài cá này có thể sinh sống trong môi trường nước bẩn, thậm chí là cống rãnh hoặc hố phân. Một số cơ sở nuôi cá trê theo mô hình tận dụng chất thải từ gia cầm, khiến loại cá này dễ nhiễm ký sinh trùng và kim loại nặng.
2. Lươn
Lươn là món quen thuộc, bổ dưỡng với mọi người hay được người tiêu dùng ví như "sâm nước". Thịt lươn có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu, bồi bổ trí não, thích hợp cho người trung niên, người già và bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.
Lươn đồng được nhiều người ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, lươn sinh trưởng trong môi trường nước bùn có thể nhiễm nhiều tạp chất độc hại, đặc biệt khi nguồn nước ô nhiễm (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, lươn sinh trưởng trong môi trường nóng ẩm và dễ bị ô nhiễm bởi các hạt lơ lửng. Ngoài ra, lươn còn mang một loại ký sinh trùng có tên là tuyến trùng Gnatostome, có thể lây truyền qua đường ăn uống và lây truyền từ mẹ sang con. Nếu nội tạng không được vệ sinh sạch sẽ, những ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Vì vậy, khi mua lượn về, bạn hãy nhớ làm sạch nội tạng thật kỹ.
3. Cá mè
Cá mè là loại cá nước ngọt phổ biến, tuy nhiên, trong quá trình nuôi, nhiều hộ nuôi thường rắc phân hóa học xuống ao để kích thích sinh vật phù du phát triển làm thức ăn cho cá. Điều này có thể làm tăng nguy cơ tồn dư hóa chất trong cá, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
4. Cá rô phi
Cá rô phi được đánh giá là dễ nuôi, lớn nhanh và ít bệnh tật. Tuy nhiên, loài cá này có thể sống trong môi trường nước bẩn và ăn xác động vật phân hủy. Cá rô phi đánh bắt ngoài tự nhiên tiềm ẩn nguy cơ nhiễm kim loại nặng và ký sinh trùng. Vì vậy, người tiêu dùng nên lựa chọn cá rô phi nuôi từ các nguồn đảm bảo an toàn thực phẩm.
5. Cá dọn bể
Cá dọn bể tuy không có độc nhưng lại không phù hợp để ăn vì chế độ ăn uống của chúng rất bẩn. Chúng ăn rác thải dưới nước, phân cá và các chất ô nhiễm khác. Thịt cá dọn bể có thể chứa hàm lượng kim loại nặng như chì, thủy ngân cao hơn nhiều so với các loại cá khác, gây nguy cơ ảnh hưởng đến gan, thận và hệ thần kinh nếu tiêu thụ thường xuyên.
Để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại cá có nguồn gốc rõ ràng, ưu tiên mua tại những địa chỉ uy tín, được kiểm định chất lượng. Đồng thời, cần chế biến đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm độc từ thực phẩm bẩn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
10 đặc sản Hải Phòng ngon khó cưỡng
Những nguyên liệu này không chỉ là món ăn, mà còn là biểu tượng của sự xa xỉ, dành riêng cho những người có khả năng thưởng thức sự tinh tế, đẳng cấp của ẩm thực thế giới
Lựa chọn điều hòa mùa hè: 5 mẫu không đáng mua vì dễ gặp trục trặc và thiếu tiện nghi
Cảnh báo: Điều hòa bẩn hơn cả... nhà vệ sinh! Vệ sinh ngay trước khi quá muộn!
Bật điều hòa mùa hè: Đừng quên 3 “vật cứu tinh” giúp bạn tránh khô da, đau họng và mùi khó chịu!
Mẹo đuổi gián cực kỳ hiệu quả từ nguyên liệu tự nhiên – thơm mát, rẻ tiền, an toàn tuyệt đối