5 loại quả dễ tăng cân hơn ăn cơm, thịt cá, nhiều người không biết bảo sao mỡ bụng ngày càng 'dày cộp'
Lý do bạn gầy mãi không thể tăng cân / 5 thực phẩm chứa toàn chất béo, ăn một miếng cũng có thể gây tăng cân khó kiểm soát
Bơ
Bơ có chứa các chất béo đơn không bão hòa và hàm lượng protein cao. Thế nên, ăn một quả bơ đồng nghĩa với việc bạn có thêm cho cơ thể 370 calo. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng bạn nên kết hợp bơ với các nguyên liệu khác để tạo thành salad hay sinh tố, điều này giúp cho bạn tăng cân hiệu quả.
Sầu riêng
Sầu riêng có một hương vị đặc biệt không phải ai cũng dễ dàng ăn nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì ai cũng không thể phủ nhận rằng nó là vua của các loại trái cây. Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng, protein, carbohydrate, chất xơ, vitamin C,...
Nhưng sầu riêng cũng rất giàu hàm lượng calo, cứ 100gr sầu riêng thì chứa tới 147 calo, tương đương 1,3 bát cơm, hàm lượng chất béo cũng rất cao.
Vì vậy, nếu bạn nghiện ăn sầu riêng, sẽ không ngạc nhiên khi bạn ngày càng béo.
Mít
Mít cũng là một loại trái cây nhiệt đới phổ biến, nó chứa nhiều đường, vitamin C và các thành phần khác, lượng calo trên 100 gam mít là 105 kcal .
Tuy thấp hơn các loại trái cây trên nhưng mít lại chứa hàm lượng đường rất cao, nếu tiêu thụ quá nhiều đường sẽ khiến cơ thể tăng calo và gây béo phì.
Dừa
Dừa mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, nên có khả năng giúp tăng cân nhanh chóng. Trong thành phần của cơm dừa có chứa nhiều chất béo và cũng rất giàu hàm lượng calo. Ngoài ra, thành phần nước dừa còn chứa nhiều vitamin, chất xơ nên có tác dụng thanh mát, giải nhiệt cho cơ thể.
Quả vải
72 kcal/100 g = 10 phút đi bộ nhanh.
Lượng kcal trong quả vải thấp, nhưng lượng đường lại rất cao, chiếm 20%. Để tránh tăng cân, cần cân đối số lượng nạp vào cơ thể thích hợp. Ngoài ra không nên ăn vải lúc đói vì hàm lượng đường trong vải tươi sẽ khiến đường huyết tăng đột ngột, dẫn đến gây viêm nhiệt hoặc các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn.
Nếu muốn giảm cân, không nên ăn nhiều hoa quả có hàm lượng đường cao, cũng nên kiểm soát lượng hoa quả ăn mỗi ngày ở mức 200 g. Cụ thể:
- Trái cây có hàm lượng đường thấp (4-10%): bưởi, mận, dâu tây.
- Trái cây có hàm lượng đường trung bình (10-15%): cam, đu đủ, đào, táo, nho, dứa, kiwi, lựu.
- Trái cây có hàm lượng đường cao (>15%): chuối, hồng, vải, mía...
Cách ăn trái cây trong ngày
Ăn giữa các bữa ăn
Ăn trái cây trước bữa ăn có thể làm tăng cảm giác no. Do đó cách này có thể kiểm soát lượng thức ăn nạp vào sau đó, có lợi cho người giảm cân.
Đừng ăn quá nhiều
Từ bảng kcal trên, có thể thấy trái cây "ngon" có lượng kcal cao hơn. Vì vậy, không nên lấy hoa quả làm lương thực, cần chú ý kiểm soát số lượng.
Chọn trái cây tươi
Trái cây tươi có độ ẩm cao, giàu dinh dưỡng và mùi vị thơm ngon, giúp cơ thể hấp thụ tối đa vitamin và dinh dưỡng khác. Không nên mua nhiều hoa quả một lúc, dù bảo quản trong tủ lạnh cũng không tránh khỏi tình trạng mất nước, mất mùi vị, lại còn dễ nhiễm khuẩn.
Chú ý, trái cây không thể thay thế rau.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng
Nam du học sinh từ chối ở nhà trọ, sẵn sàng bay quãng đường 9000km về nhà với chi phí 38 triệu/tuần