5 loại rau củ nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho dạ dày, tăng nguy cơ mắc bệnh tuyến giáp, sỏi thận
Đây đều là những thực phẩm bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe. Thế nhưng nếu ăn quá nhiều thì sẽ khiến cơ thể phải gánh chịu hậu quả không mong muốn.
Tinh dầu tràm trà rất tốt cho da / 6 loại thực phẩm nên ăn khi bị trào ngược dạ dày thực quản
Cà chua
Cà chua rất giàu chất xơ và vitamin C, giúp cân bằng huyết áp nhưng cũng chứa một lượng lớn lectin. Nếu ăn nhiều có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa bởi lectin không thể tiêu hóa được. Ăn quá nhiều có thể làm rối loạn quá trình trao đổi chất và gây khó chịu cho dạ dày.
Không chỉ có cà chua, lectin còn được tìm thấy nhiều trong các loại đậu, dưa chuột,… Bạn không cần thiết phải loại bỏ hoàn toàn cà chua ra khỏi thực đơn mà chỉ cần hạn chế lại là được.
Khoai tây
Ảnh minh họa
Khoai tây cũng là một trong những thực phẩm có hàm lượng lectin cao. Nếu tiêu thụ quá nhiều khoai tây có thể dẫn đến khó tiêu hóa. Vậy nên cho dù khoai tây cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất lành mạnh thì bạn vẫn không nên ăn quá nhiều.
Không chỉ vậy, khoai tây có hàm lượng tinh bột cao, mỗi củ khoai tây có thể chứa tới 36g carb. Bạn nên tránh ăn khoai tây cùng với các thực phẩm giàu tinh bột khác và cũng không nên ăn quá nhiều một lúc.
Rau họ cải
Những loại rau họ cải như bắp cải, cải xoăn, cải Brussels, bông cải xanh,… mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim. Tuy nhiên, trong các loại rau này có chứa hợp chất thiocyanat có thể cản trở khả năng hấp thụ iot của cơ thể. Điều này làm tăng tình trạng suy giáp, khiến tuyến giáp hoạt động kém. Triệu chứng dễ thấy là tuyến giáp mở rộng, tăng cân, táo bón, da khô và giảm mức năng lượng.
Nếu bạn nhạy cảm với các vấn đề về tuyến giáp thì nên tránh tiêu thụ những loại rau này với số lượng quá lớn.
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi dễ ăn lại bổ dưỡng nên được nhiều gia đình lựa chọn. Thế nhưng loại rau này có chứa hàm lượng axit oxalic cao, khi liên kết với canxi và sắt sẽ gây khó hấp thụ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó rau mồng tới có chứa nhiều chất purin, chất này khi vào cơ thể sẽ biến thành axit uric. Hàm lượng axit uric trong cơ thể tăng cao sẽ làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Các axit oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.
Rau chân vịt
Rau chân vịt có nhiều vitamin A và K có đặc tính chống ung thư rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng trong loại rau này cũng có hàm lượng thuốc trừ sâu cao. Nghiên cứu cho thấy rau chân vịt có hơn 48 dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Khi bạn ăn loại rau này sẽ phải đối mặt với rủi ro lớn về sức khỏe như ung thư.
Bên cạnh đó, rau chân vịt cũng chứa oxalat và purines, chúng có thể dẫn đến bệnh gút và sỏi thận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
10 triệu mỗi tháng gửi về chăm bố mẹ chồng, nhưng ngày về thăm quê, nhìn mâm cơm nghèo nàn, tôi lặng người
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Cột tin quảng cáo