5 loại “thực phẩm nuôi ung thư” mà bác sĩ cũng phải sợ: Càng ăn nhiều, càng kích thích tế bào “sát nhân” lớn mạnh nhưng ai cũng mê
Khoảnh khắc lãng mạn của cô lao công bên gốc hoa ban góc sân trường gây bão mạng / Hô to "mở cửa ra lấy", tài xế khiến cô gái cảm ơn rối rít vì hành động quá đẹp
Không hề sai khi nói rằng bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra. Nếu không biết cách phòng ngừa mà tiếp tục nuông chiều bản thân với những món ăn ngon, nguy cơ mắc bệnh ung thư là điều khó tránh khỏi.
Ung thư là một trong những bệnh ác tính gây ảnh hưởng tiêu cực cho cả sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Hiện nay, ung thư không còn là một căn bệnh hiếm gặp mà ngược lại còn rất dễ xảy ra do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.
Bên cạnh chế độ làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện, việc ăn uống có đảm bảo hay không cũng góp phần quan trọng trong việc phòng chống ung thư. Để tránh xa căn bệnh này, 5 "thủ phạm" sau đây là những món ăn đầu tiên mà bạn cần hạn chế trong thực đơn mỗi ngày của mình.
1. Thực phẩm nướng
Ảnh: Internet
Nướng là một trong những cách chế biến thức ăn được yêu thích nhất vì kích thích khứu giác lẫn vị giác. Tuy nhiên, thực phẩm được nướng ở nhiệt độ cao rất dễ làm gia tăng benzopyrene - một trong những chất gây ung thư mạnh với cơ thể người, sinh ra ở thực phẩm nướng bị cháy xém. Loại chất này chuyển hóa và gắn kết với DNA trong cơ thể lâu dần sẽ tham gia các phản ứng gây ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa. Hít hoặc ăn phải chất này trong thời gian dài còn có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư gan, ung thư dạ dày, phổi và ruột.
Vì vậy, mặc dù thịt nướng rất ngon nhưng vẫn phải biết cách chế biến hợp lý. Nên nướng chín hoặc gần chín, không để thực phẩm bị cháy đen. Đồng thời, kết hợp ăn trái cây và rau xanh với đồ nướng cũng là một cách để loại thải độc tố gây ung thư.
2. Thực phẩm hun khói
Ảnh: Internet
Thịt xông khói, cá hun khói, trứng xông khói và các loại thực hun khói khác cũng được liệt kê vào nhóm thực phẩm có nguy cơ gây ung thư cao vì chứa một lượng lớn benzodiazepine (chất gây ung thư loại 1). Bên cạnh đó, thịt hun khói được thêm khá nhiều muối trong quá trình xử lý, đây có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày. Các chất phụ gia như nitrit và nitrat trong loại thực phẩm này khi được chế biến ở nhiệt độ cao sẽ kết hợp thành hợp chất nitrosamine - cũng là một loại chất gây ung thư.
Ăn thường xuyên thịt xông khói cũng kích thích các loại ung thư khác phát tác như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, ung thư thực quản… Để hạn chế những nguy cơ tiềm ẩn, không nên hun khói ở nhiệt độ quá cao và chú ý khử bụi than cũng như dầu nhựa gỗ trong khói hun.
3. Thực phẩm ngâm, muối
Ảnh: Internet
Cá muối, dưa chua, cà muối… là nhóm thực phẩm rất dễ gây ung thư dạ dày và đại trực tràng. Thực phẩm ngâm, muối thường chứa nhiều hàm lượng lớn nitrite (còn được gọi là muối diêm, chủ yếu được sử dụng trong bảo quản thực phẩm) và chất này càng tăng cao nếu thời gian "sản xuất" càng lâu. Nitrite sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrosamine - một chất gây ung thư mạnh - kích thích các tế bào ung thư phát triển.
Trên thực tế, nếu ngâm hoặc muối thực phẩm mà không sử dụng nitrite thì nguy cơ gây ung thư sẽ giảm đi đáng kể. Một phương pháp phòng tránh bệnh khác là hạn chế ăn loại thực phẩm này quá thường xuyên.
4. Thực phẩm chiên, rán
Ảnh: Internet
Các loại đồ ăn chiên, rán là thói quen ăn uống hàng ngày của nhiều người nhưng cũng là mối đe dọa gây bệnh ung thư hàng đầu. Nguyên nhân nằm ở các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat trong chính những món ăn chiên rán là tác nhân gây ung thư. Chiên kỹ hoặc chiên đi chiên lại đồ ăn nhiều lần còn tạo ra acrylamide - một chất chứa độc thần kinh mạnh gây hại đến não và cơ quan sinh sản. Theo các nghiên cứu, đàn ông thường xuyên ăn loại thực phẩm này có khả năng bị ung thư tuyến tiền liệt lên đến 25%, còn phụ nữ thì tăng gấp đôi nguy cơ bị ung thư buồng trứng và dạ con. Các bệnh như ung thư vòm họng, ung thư gan cũng có liên quan đến thói quen này.
Cách tốt nhất để hạn chế ung thư từ việc tiêu thụ đồ chiên rán là sử dụng loại dầu ăn chuyên dụng có lợi như dầu lạc, dầu thực vật, dầu hạt cải và không quên dùng giấy thấm dầu để hút bớt lượng dầu đọng trên thức ăn. Ăn thêm rau xanh và hoa quả cũng là cách hiệu quả để cơ thể giảm hấp thụ dầu mỡ xấu.
5. Thực phẩm bị nấm mốc
Ảnh: Internet
Do thói quen tiết kiệm, nhiều người không nỡ vứt bỏ thực phẩm bị nấm mốc mà không biết rằng chúng đã bị ô nhiễm bởi aflatoxin (chất độc gây ung thư mạnh mẽ được sản sinh trong quá trình trao đổi chất của nấm mốc). Aflatoxin xâm nhập vào gan sẽ kích thích các bệnh như gan nhiễm mỡ, xơ gan và ung thư gan phát triển, đặc biệt là đối với người bị viêm gan B.
Để giảm sự sinh sôi và phát tán của nấm mốc, cách tốt nhất là phơi khô và duy trì độ ẩm thích hợp trong quá trình bảo quản thực phẩm. Nếu lỡ để đồ ăn đã bị nấm mốc, đừng nên tiếc của mà hãy vứt đi.
Tóm lại, chế độ ăn uống giống như một "con dao hai lưỡi" đối với sức khỏe mỗi người. Ăn đúng cách không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng cải thiện thể chất và tinh thần. Ngược lại, nếu thói quen ăn uống không đúng giờ giấc hoặc thường xuyên ăn thực phẩm có hại sẽ làm tổn thương nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí còn dẫn đến sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Vì vậy, để ngăn ngừa ung thư thông qua chế độ ăn uống, nên ăn nhiều khoai tây, tỏi, ngũ cốc thô, cam quýt và chuối để tăng sức đề kháng và cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo