Đời sống

5 lưu ý phong thuỷ trong lễ thành hôn mà cặp vợ chồng nào cũng cần ghi nhớ để hạnh phúc dài lâu

Để tăng may mắn cho vợ chồng mới cưới hãy ghi nhớ những mẹo phong thủy dưới đây.

Cậu bé lớp 4 viết tâm thư gửi bố mẹ, nội dung mới khiến mọi người không khỏi xót thương / Do bận việc nên tôi nhờ chồng đi chăm sóc mẹ đẻ nằm viện một ngày và vô tình nhìn cách anh ấy chăm mẹ mà tôi sững sờ

Ánh sáng

Theo phong thủy cổ xưa, nguồn sáng trong buổi lễ thành hôn và trong đám cưới là biểu hiện của phong thủy tốt. Ánh sáng trong đám cưới cũng là một cách cầu chúc cho cặp đôi có một tương lai tươi sáng. Bạn hãy chọn địa điểm tổ chức đám cưới ở một nơi có nhiều ánh sáng tự nhiên. Nếu nơi tổ chức đám cưới của bạn hơi thiếu sáng, hãy thêm nến và gương để phản chiếu ánh sáng.

Trang phục

Theo phong thủy, cô dâu không nên mặc áo trắng toát (màu trắng thường là màu tang tóc, chết chóc) thay vào đó hãy chọn trang phục màu trắng ngà hay màu mỡ gà cho lễ cưới của mình. Quy tắc này cũng áp dụng tương tự cho nam giới.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Lựa chọn vải trong trang phục ngày cưới cũng rất quan trọng. Trong bộ trang phục của mình, bạn nên kết hợp các loại vải dày và mỏng để tạo sự cân bằng, hài hòa cho trang phục. Các loại vải dày như vải thổ cẩm, satin được coi như mang nguồn năng lượng âm trong khi các loại vải mỏng như như organza, tulle và chiffon là chất liệu vải mang nguồn năng lượng dương.

Chọn ngày kết hôn

Không nên tùy tiện chọn ngày kết hôn theo thời gian rảnh, các cặp đôi nên chọn ngày may mắn, cát tường và được thần linh bảo hộ để tổ chức hỷ sự.

Phong thủy hôn lễ có quan điểm, con trai dựa vào ngày sinh tháng đẻ, con gái dựa vào tuổi kết hôn để xem ngày. Chọn ngày tốt ứng với bát tự đôi bên, hợp thiên can địa chi ngũ hành để cử hành hôn lễ thì chính là đại cát, trăm năm hạnh phúc, cuộc sống vợ chồng hòa thuận.

Lưu ý, không chọn ngày trùng với tuổi của cô dâu chú rể. Ví dụ, cô dâu hoặc chú rể tuổi Mùi thì không cưới vào ngày Mùi. Ngoài ra, cũng không nên chọn ngày có địa chi tương xung, tương khắc với tuổi của cặp đôi. Chẳng hạn, cô dâu tuổi Thân thì tránh cưới ngày Dần vì tương xung.

 

Cô dâu rời nhà mẹ đẻ

Con gái đến tuổi thì phải đi lấy chồng, theo phong tục tập quán của phương Đông có khá nhiều nghi thức. Trước khi cô dâu bước ra khỏi nhà mẹ để để về nhà chồng thì chọn 2 em bé, một trai một gái dưới 5 tuổi, xinh xắn ngoan ngoãn, nằm lên giường cô dâu và sau đó tiễn cô dâu ra khỏi nhà. Theo quan niệm thì như vậy sẽ sớm sinh quý tử.

Khi đôi vợ chồng mới bước ra khỏi nhà mẹ cô dâu thì nhất định phải mặc trang phục màu đỏ hoặc cài hoa đỏ, đeo băng đỏ, tượng trưng cho trừ tà đuổi quỷ và nghênh đón hỉ khí, con gái qua nhà chồng sẽ sống hòa thuận với gia đình chồng.

Tế bái tổ tiên

Tế bái tổ tiên là một trong những nghi thức hết sức quan trọng trong lễ cưới. Đây là hành động để trình lên ông bà, tổ tiên gia đình đã có thành viên mới, con cháu đã lớn khôn và lập gia đình. Nghi thức này không nên tiến hành vào buổi tối mà phải thực hiện vào ban ngày.

 

* Thông tin chỉ mang tính tham khảo, chiêm nghiệm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm