5 món ăn 'vạn người mê' nhưng là thủ phạm gây K hàng đầu
Uống nước ép dưa hấu theo cách này có thể ngăn ngừa ung thư và đột quỵ / Ngỡ là đau xương khớp thông thường, người đàn ông đi khám mới biết là ung thư tuyến tiền liệt
Đồ chiên rán
Những món chiên rán có lớp vỏ bên ngoài giòn tan, bên trong nóng mềm, hấp dẫn nên được nhiều người yêu thích, đặc biệt là các bạn trẻ. Tuy nhiên, khi chiên rán ở nhiệt độ cao, nhiều thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm sẽ bị biến đổi và không còn có giá trị ban đầu. Nhiệt độ chiên rán cao cũng sản sinh ra nhiều chất có hại cho sức khỏe, có thể kích thích sự phát triển của các tế bào K.
Ăn đồ chiên rán nhiều dầu mỡ cũng làm tăng đáng kể nguy cơ tăng cân, béo phì...
Đồ hun khói
Hun khói là một trong những cách bảo quản thực phẩm đã được áp dụng từ rất lâu. Thực phẩm hun khói thường có hương vị thơm ngon đặc trưng. Tuy nhiên, việc hun khói thực phẩm cũng dễ sản sinh ra nhiều chất gây K như banzopyrene.
Thực phẩm ướp muối hoặc muối chua
Ướp muối, muối chua là cách bảo quản thực phẩm phổ biến từ xa xưa. Đến ngày nay, thực phẩm ướp muối hoặc muối chua vẫn được nhiều người ưa chuộng.
Tuy nhiên, hàm lượng nitrat trong các thực phẩm này thường rất cao. Nitrat hấp thụ qua đường ăn uống khi đi vào dạ dày dưới tác dụng của vi khuẩn sẽ chuyển hóa thành nitrit. Sau đó, nitrit kết hợp với các axit amin để tạo thành nitrosamine. Nitrosamine chính là yếu tố kích thích sự phát triển bất thường của tế bào, dẫn tới K thực quản và dạ dày.
Thực phẩm mốc
Nhiều gia đình tiếc rẻ đồ ăn nên khi thấy thực phẩm có dấu hiệu mốc thì sẽ cắt bỏ phần hỏng và tiếp tục sử dụng phần còn lại. Tuy nhiên, khi thực phẩm đã mốc, chúng sẽ sản sinh ra độc tố aflatoxin. Chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc K gan, K tuyến tụy. Nếu thấy thực phẩm đã mốc, bạn nên vứt bỏ chúng. Ngay cả những phần trông tưởng lành lặn cũng có thể đã nhiễm chất độc từ những phần bị hỏng.
Đồ ăn quá nóng
Đồ ăn nóng có thể giúp bạn cảm thấy ấm áp trong mùa đông. Tuy nhiên, việc ăn đồ quá nóng lại không có lợi cho sức khỏe.
Từ năm 2016, đồ uống nóng trên 65 độ C đã được xếp vào danh sách các chất có khả năng gây K.
Miệng và thực quản có một lớp màng nhầy mỏng manh, nhạy cảm với nhiệt độ. Nhiệt độ ăn uống thích hợp nhất là 10-40 độ C, nhiệt độ có thể chịu được là 50-60 độ C. Ở mức nhiệt trên 65 độ C, lớp màng nhầy này sẽ bị bỏng, tổn thương, tạo điều kiện viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc K.
Ăn đồ nóng sẽ làm tổn thương thực quản. Các món còn nóng kích thích niêm mạch thực quản, dễ gây tăng sản biểu mô khu trú hoặc lan tỏa ở thực phẩm. Đây là tổn thương ban đầu và có nguy cơ chuyển thành K thực quản rất cao.
Ngoài ra, ăn quá nóng thường xuyên cũng làm tăng nguy cơ tổn thương và dẫn tới K dạ dày.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bấm chuông giữa trưa, mẹ chồng bơ phờ tìm đến xin ở nhờ: Cú sốc gia đình khiến tôi nghẹn lời
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Bí mật kinh hoàng sau tờ đăng ký xe máy của mẹ chồng: Cơn ác mộng của một cuộc hôn nhân tưởng như hoàn hảo
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh