Đời sống

5 nguyên tắc buộc phải nhớ khi ăn hải sản, không được ăn kèm những thứ sau

Hải sản mang lại nhiều chất dinh dưỡng và là món ăn yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên, nếu không ăn nó đúng cách, cũng có thể gây ra nhiều hậu quả.

Món thịt nướng Hàn Quốc thơm ngon đầm đà thịt tan trong miệng / Cách tách vỏ hàu cực đơn giản, không tốn sức, nhanh trong tích tắc

1. Không ăn hải sản cùng với thực phẩm giàu vitamin C

5-nguyen-tac-can-phai-nho-khi-an-hai-san1

Sai lầm khiăn hải sản với thực phẩm nhiều vitamin c.

Những món ăn chế biến từ hải sản giáp xác như tôm, cua, sò, ốc thường rất bổ dưỡng và tươi ngon. Tuy nhiên nó lại chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C thì lại gây hại cho cơ thể. Lúc này, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (dân gian thường gọi là thạch tín) gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.

2. Không nên uống trà sau khi ăn hải sản

Lượng acid tannic có trong trà khi kết hợp với lượng canxi có trong hải sản cũng sẽ tạo thành canxi không hòa tan, gây kích ứng lên hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, nó cũng gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa và hiện tượng kết sỏi dẫn đến sỏi thận. Tốt nhất sau khi ăn hải sản 2 tiếng trở lên bạn hãy uống trà.

3. Không ăn hải sản với bia

Cần phải nhớ rằng không nên ăn hải sản với bia vì nó có nguy cơ tăng bệnh gút, hơn nữa, sau khi ăn hải sản mà sử dụng bia rượu sẽ làm tăng triệu chứng mẩn ngứa, mề đay do dị ứng.

 

5-nguyen-tac-can-phai-nho-khi-an-hai-san4

Sai lầm khi ăn hải sản kết hợp vớiuống bia rượu.

Ăn hải sản, uống bia vốn rất phổ biến bởi tôm, cua sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh Gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric. Lượng axit uric dư thừa sẽ tích tụ tại các khớp xương hoặc các mô mềm từ đó dễ dàng mắc chứng gút, viêm khớp xương và mô mềm, vô cùng có hại cho sức khỏe.

4. Không ăn hải sản cùng với thực phẩm có tính hàn cao

Hải sản vốn dĩ đã có sẵn tính hàn, do đó khi ăn tốt nhất nên tránh ăn kèm với những thực phẩm mang tính hàn khác (như: rau muống, dưa chuột, dưa hấu, lê, những đồ uống có gas, nước lạnh…) dễ gây cảm giác khó chịu, đầy bụng, khó tiêu.

5. Không ăn hải sản đã chế biến từ lâu

Hải sản bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.

 

5-nguyen-tac-can-phai-nho-khi-an-hai-san3

Cần lựa chọn hải sản tươi sống dảm bảo chất lượng.

Nên ăn hải sản tươi sống và được nấu chín. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi ăn hải sản, bạn hãy chọn hải sản tươi sống (cá còn bơi, tôm nhảy, ghẹ sống) bởi giá trị dinh dưỡng, sau đó mới là hải sản đã được đông lạnh. Muốn chế biến hải sản còn giữ được nhiều giá trị dinh dưỡng và vị ngọt thì nên hấp, luộc, nướng hơn là chiên.

6. Không nên luộc, hấp hải sản đông lạnh

Bạn nên hạn chế luộc hay hấp những loại hải sản trữ quá lâu trên ngăn đá. Nó thích hợp để xào, chiên hơn bởi sau thời gian cất trữ, vi khuẩn dần hình thành, protein mất đi nhiều, hương vị không còn tươi ngon nữa. Và với thực phẩm đông lạnh, rất có thể chúng sẽ bị hư hỏng hay bị tẩm hóa chất bảo quản, vì thế bạn cần phải lựa chọn kỹ càng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm