Đời sống

5 sai lầm các mẹ thường gặp khi chăm sóc trẻ sơ sinh

Chăm sóc trẻ sơ sinh không đúng cách sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ, khiến trẻ còi xương, suy dinh dưỡng.

Thời điểm vàng ăn sữa chua giúp phụ nữ trẻ lâu, phòng ngừa bệnh phụ khoa / 5 thực phẩm giúp trẻ tăng chiều cao một cách tự nhiên

Trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt và cẩn thận. Thế nhưng, rất nhiều cha mẹ vì quá yêu trẻ mà vô tình lại chăm sóc trẻ không đúng cách làm trẻ khó phát triển. Dưới đây, là những sai lầm cần tránh khi chăm sóc cho trẻ trong những năm đầu đời.

Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo các bà mẹ cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, sau đó mới cho ăn bổ sung. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình vì lo trẻ thiếu chất nên đã cho trẻ ăn bột từ khi 3-4 tháng tuổi. Thế nhưng, điều này lại hoàn toàn không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột của trẻ. Dù cho trẻ được bú mẹ hay bú sữa công nghiệp, không nên cho trẻ ăn dặm trước 4-6 tháng tuổi. Mặt khác, phải tôn trọng các nguyên tắc sử dụng sữa ở trẻ ít nhất cho đến 1 tuổi và lưu ý bổ sung vitamin D theo đợt.

Cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột

Cho trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa và đường ruột

Việc cho trẻ ăn dặm sớm vì nhiều cha mẹ nghĩ rằng điều đó sẽ giúp trẻ cứng cáp hơn. Song thật ra trong bột gạo có chất cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. Vì vậy, nó chẳng những không tăng dinh dưỡng cho bé mà còn gây khó khăn cho việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.

Cho muối vào thức ăn dặm của trẻ

Trẻ sơ sinh cũng có nhu cầu về muối, tuy nhiên lượng muối này cực ít và hầu hết đã có đủ trong sữa mẹ, sữa công thức và các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày. Vì vậy các bà mẹ không cần thiết phải cho mắm muối vào đồ ăn dặm của trẻ.

Thêm muối, gia vị vào thức ăn dặm cũng không tốt cho trẻ sơ sinh

Thêm muối, gia vị vào thức ăn dặm cũng không tốt cho trẻ sơ sinh

Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận, có thể gây tổn thương não bộ. Nêm muối, mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong khi lớn lên.

 

Cho trẻ sơ sinh dùng mật ong

Bào tử clostridium botulinum - thủ phạm gây một chứng ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm thường xuất hiện trong mật ong với tỷ lệ 5%. Nếu trẻ đã lỡ ăn phải, hậu quả nhẹ nhất là ảnh hưởng đến hệ thần kinh còn không có thể gây tử vong.

Các mẹ không nên dùng mật ong để tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Các mẹ không nên dùng mật ong để tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh

Chỉ khi trẻ lớn từ 1 tuổi trở lên và ruột đã đủ hoàn thiện, khi đó nếu có ăn phải mật ong chứa bào tử botulium, chúng cũng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt bởi các vi khuẩn đường ruột khác (như bifidobacteria). Vì thế, nếu bé chưa đủ 1 tuổi, mẹ cần lập tức bỏ thói quen dùng mật ong để tưa lưỡi cho bé hoặc dùng mật ong trong các bài thuốc dân gian để trị ho, trị cảm cúm,... cho con.

Cho trẻ uống nước lọc quá nhiều

 

Trẻ sơ sinh uống nước lọc quá nhiều có thể làm loãng nồng độ natri trong cơ thể

Trẻ sơ sinh uống nước lọc quá nhiều có thể làm loãng nồng độ natri trong cơ thể

Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi nếu uống quá nhiều nước có thể cản trở khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ hoặc sữa bột. Ngoài ra trẻ sơ sinh uống nước lọc quá nhiều sẽ có nguy cơ nhiễm độc nước vì sẽ làm loãng nồng độ natri trong cơ thể. Lượng natri đó sẽ theo nước thoát ra bên ngoài cơ thể bé vì thận trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, từ đó dẫn đến thiếu hụt natri. Trẻ bị thiếu natri có thể ảnh hưởng đến hoạt động của não hay còn gọi là nhiễm độc nước. Vì vậy các bà mẹ hãy chú ý trong việc cho con uống nước lọc hợp lý và đủ liều lượng.

Cho trẻ uống 2 loại sữa cùng lúc

Các mẹ thường có thói quen cho trẻ uống nhiều loại sữa cùng lúc

Các mẹ thường có thói quen cho trẻ uống nhiều loại sữa cùng lúc

 

Hiện nay có rất nhiều các loại sữa công thức dành cho trẻ nhỏ và tùy vào thể trạng của trẻ mà mỗi trẻ nên uống loại sữa nào để hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng. Thế nhưng, vì tâm lý sữa này có chất này, sữa kia không có khiến các bà mẹ quyết định phối kết hợp cho con uống từ hai loại sữa trở lên vì muốn “gom” hết các ưu điểm của các loại sữa, hoặc vì sự quân bình tính chất phân của trẻ, hoặc vì kinh tế… Tuy nhiên, tuyệt đối không nên pha 2 loại sữa chung 1 bình hoặc cho trẻ uống cùng lúc 2 loại sữa (pha riêng) vì sự trộn lẫn này sẽ ảnh hưởng đến nồng độ thẩm thấu của sữa làm trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm