5 sai lầm khiến rau củ quả càng rửa càng bẩn, thất thoát dinh dưỡng và chất độc hại ngấm sâu hơn
Giữa đám cưới, bị tình cũ của cô dâu ghé tai cà khịa: 'Anh chỉ là gã ăn lại', chú rể cười tươi đáp trả khiến kẻ phá đám đau điếng cúi mặt về / 3 con giáp hốt trọn lộc trời, may mắn hết phần thiên hạ
Tiến sĩ Lin Jieliang, Trưởng khoa Độc chất Lâm sàng của Bệnh viện Chang Gung Memorial (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở rằng, việc tiềm ẩn hóa chất độc hại, nhất là dư lượng thuốc trừ sâu trong các loại rau củ quả là vấn đề khó tránh khỏi trong xã hội hiện đại. Vì vậy, không chỉ cần lựa chọn nguồn gốc thực phẩm uy tín mà quá trình sơ chế, chế biến và ăn chúng cũng rất quan trọng. Trong đó, một việc đơn giản như rửa rau củ quả vẫn có rất nhiều người làm sai.
Ông cũng liệt kê ra 5 sai lầm phổ biến khi rửa rau củ quả khiến càng rửa càng bẩn, hao hụt dinh dưỡng hay thậm chí làm dư lượng hóa chất độc hại ngấm sâu hơn. Đáng lo là trong số đó có không ít phương pháp bị lầm tưởng là có hiệu quả cao hơn, hoặc được truyền tai nhau như bí quyết:
1. Ngâm rau củ quả quá lâuTiến sĩ Lin nhấn mạnh, việc ngâm rau củ hay trái cây đúng là có tác dụng làm sạch, nhưng nếu ngâm quá lâu thì phản tác dụng. Điều này không chỉ tốn thời gian, làm rau củ quả càng bẩn mà còn gây hao hụt dinh dưỡng.
Không ngâm rau củ quả trong nước quá 30 phút vì vừa giảm dinh dưỡng vừa dễ gây nhiễm khuẩn ngược (Ảnh minh họa) |
Theo ông, tùy vào loại rau củ hay trái cây cùng độ bẩn của nó mà thời gian ngâm có thể khác nhau nhưng tuyệt đối không ngâm quá 30 phút. Bởi vì, không ít vitamin có trong rau củ quả dễ bị hòa tan trong nước. Như vậy khi chúng ta ăn vào chỉ là ăn chất xơ chứ không còn dinh dưỡng nữa.
Chưa kể, việc ngâm rau củ lâu trong nước có thể sẽ tạo điều kiện cho một số vi khuẩn, các loại chất bảo quản thực vật ở mặt ngoài xâm nhập ngược lại vào trong và không tốt cho sức khỏe.
2. Cắt rau củ quả trước rồi mới rửaCắt rau củ quả trước khi rửa thường vì mục đích đảm bảo vệ sinh nhưng cũng có thể đơn giản là thói quen. Tiến sĩ Lin cho biết, vitamin trong rau củ đã bắt đầu mất đi kể từ khi cắt, nhất là nếu bạn cắt quá nhỏ, băm nhuyễn.
Với rau củ chưa cắt, chất dinh dưỡng đều được bọc trong thành tế bào, nếu rửa trực tiếp bằng nước lúc này chất dinh dưỡng sẽ không bị mất đi. Ngược lại, quá trình cắt thái, băm nhỏ làm nhiều tế bào bị vỡ, các vitamin bên trong không chỉ bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí và oxidase mà còn hòa tan vào nước và bị cuốn đi khi rửa.
Lượng vitamin bị hao hụt khi cắt rau củ rồi rửa, nhất là các loại rau củ giàu vitamin C là khoảng 20%. Con số này có thể tăng gấp nhiều lần sau khi cắt nhỏ bạn lại rửa kỹ hoặc ngâm trong nước lâu. Thay vào đó, hãy rửa sạch trước khi cắt và nấu ngay sau khi cắt để không lãng phí dinh dưỡng. Với trái cây, hãy cắt gọt sau khi rửa sạch.
3. Dùng nước muối quá đặc để rửa, ngâm rau củ quả
Bản thân việc ngâm rau củ quả trong nước muối hầu như chỉ làm sạch bụi bẩn, sâu bọ dễ hơn chứ không hiệu quả nhiều trong việc loại bỏ các hóa chất độc hại hay ký sinh trùng. Còn nếu dùng nước muối quá đặc thì sẽ phản tác dụng. Bởi nồng độ muối quá cao có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật, cho phép các chất ô nhiễm xâm nhập ngược lại vào rau củ quả.
Chưa kể, nó cũng làm tăng hàm lượng muối dung nạp vào cơ thể khi ăn. Có thể khiến nhiều loại rau củ, nhất là rau lá xanh dễ bị nát, thay đổi mùi vị, thất thoát hết dinh dưỡng.
Dùng nước muối quá đặc khi rửa, ngâm rau củ hay trái cây là sai lầm nhiều người mắc phải (Ảnh minh họa) |
Để sử dụng nước muối đúng cách khi rửa rau củ quả, chúng ta nên pha loãng nước muối ở nồng độ khoảng 5% đặc biệt là với rau ăn sống. Dung dịch muối loãng sẽ giúp loại trừ những độc tố có trong rau tốt hơn nước muối đặc, và chỉ nên ngâm khoảng 3 - 5 phút. Sau đó vẫn nên rửa lại dưới vòi nước chảy để đảm bảo sức khỏe.
4. Rửa rau củ quả với lực quá nhẹ hoặc quá mạnhNhiều người lo lắng rằng khi dùng lực mạnh sẽ khiến rau củ quả bị dập nát, giảm sự đẹp mắt hoặc thất thoát dinh dưỡng. Hoặc khi rửa các loại rau gia vị thường qua loa trong khi rửa trái cây lại quá mạnh bạo.
Tuy nhiên Tiến sĩ Lin cho biết việc rửa quá nhẹ hay quá mạnh đều không tốt. Việc phân bổ lực và cách chà xát khi rửa phụ thuộc vào từng loại rau củ, trái cây khác nhau cũng như độ bẩn của chúng. Rửa quá nhẹ có thể không đủ làm sạch nhưng rửa quá mạnh tay không chỉ làm giảm dinh dưỡng mà còn tạo ra vết xước làm chất độc hại xâm nhập ngược trở lại.
Ví dụ với rau ăn lá và có thân mềm, nên ngâm qua 5 - 10 phút sau đó rũ sạch bụi bẩn rồi mới rửa. Khi rửa, nên dùng vòi nước chảy ở tốc độ chậm hoặc nếu dùng tay thì chà xát nhẹ nhưng kỹ từng cọng một, rửa nhiều lần nước để đảm bảo sạch. Nhưng với các loại rau khó làm sạch như súp lơ, rau cải hay rau trồng dưới nước thì cần rửa kỹ hơn và tốt nhất là dưới vòi nước chảy mạnh. Như vậy mới có thể loại bỏ bụi bẩn, hợp chất hóa học, ấu trùng…
5. Dùng nước vo gạo để rửa rau củ quảĐây cũng là 1 bí quyết được nhiều người truyền tai nhau nhưng lại phản khoa học. Theo Tiến sĩ Lin, quá trình vo gạo nhằm làm sạch gạo, loại bỏ bụi bẩn, côn trùng cũng như trứng của chúng và các chất độc hại trước khi nấu. Trong đó, dư lượng thuốc trừ sâu là nguy hại nhất và thường tồn dư nhiều trong gạo.
Như vậy, bản thân nước vo gạo chính là nước bẩn. Nó không phù hợp để rửa rau bởi ngoài chất bẩn, chất độc hại, bao gồm cả dư lượng thuốc trừ sâu thì còn có cả cặn gạo sót lại. Khi rửa rau củ quả với nước này dễ dẫn tới tình trạng càng rửa càng bẩn, thậm chí gây ô nhiễm thứ cấp và làm thay đổi dinh dưỡng, mùi vị của chúng.
Tiến sĩ Lin cũng nhắc nhở thêm rằng, việc sử dụng rượu trắng, giấm, nước rửa chén bát pha loãng cũng không đảm bảo hiệu quả làm sạch dư lượng thuốc trừ sâu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Ngay cả với cách làm sạch bằng ozone cũng chỉ có thể loại bỏ thuốc trừ sâu trên bề mặt rau quả, không nên “thần thánh hóa”. Ngoài ra, một số loại rau và trái cây có chứa nitơ, khi phản ứng với ozone tại thành nitrat hoặc nitrit có thể gây ra những rủi ro về sức khỏe.
Theo các chuyên gia, rửa rau củ quả dưới vòi nước chảy là cách tốt nhất (Ảnh minh họa) |
Bản thân ông đã thử nghiệm và kết luận rằng rửa rau củ quả dưới vòi nước chảy là có hiệu quả tốt nhất trong làm sạch cả trong lẫn ngoài. Nếu muốn sử dụng nước muối loãng, baking soda hay các chất phụ trợ khác để giảm dư lượng thuốc trừ sâu, hãy nhớ vẫn cần phải rửa sạch lại với vòi nước chảy sau đó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn