Đời sống

5 thói quen âm thầm tàn phá xương khớp mà bạn không hề hay biết, cái cuối cùng 90% người Việt mắc

Bệnh xương khớp là vấn nạn của tuổi già. Tuy vậy, có những thói quen làm tàn phá xương khớp của bạn ngay từ khi còn trẻ.

5 thời điểm uống cà phê tưởng tốt hóa hại, ai muốn sống khỏe thì bỏ ngay còn kịp / 5 loại thực phẩm nên dùng trước bữa ăn để làm sạch ruột, giảm cân nhanh: Chị em nhất định phải biết

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gọi thập niên từ 2010 đến 2020 là “Thập niên xương và khớp”. Điều ấy có nghĩa rằng trong khoảng thời gian này tỉ lệngười mắc các bệnh xương khớptăng lên quá nhanh. Với các triệu chứng phổ biến như đau, tê buốt, co cứng, mỏi… Làm ảnh hưởng lớn đến khả năng lao động, gây suy giảm chất lượng cuộc sống, đồng thời khiến con người già đi đáng kể.

5 thói quen âm thầmtàn phá xương khớp mà bạn không hề hay biết:

1. Ăn uống thiếu khoa học

Theo bác sĩ Trần Quốc Khánh (khoa Phẫu thuật Cột sống, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức): Thói quen ăn uống vô tội vạ, thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân gây béo phì, từ đó gây hại xương khớp và khiến chúng ta đối mặt với nhiều bệnh tật.

Bác sĩ Khánh khuyên mọi người không nên ăn quá nhiều bún, phở, hủ tiếu, pizza… vì đây là những dòng tinh bột tinh luyện với rất nhiều năng lượng nhưng lại vô cùng ít chất xơ và các vitamin, khoáng chất. Thay vào đó, mọi người nên ăn khoai lang, ngô, lạc luộc và sắn. Kết hợp dinh dưỡng từ rau quả, cá tươi và duy trì vận động thể chất mỗi ngày.

photo-1662300997351-166230099766

Ảnh minh họa

2. Tập thể dục quá sức

Tập thể dục mỗi ngàytốt cho xương khớp nhưng theo ông Zhu Yuqi (Khoa Chỉnh hình, Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc): Vận động quá nhiều dễ khiến người trung niên và cao tuổi bị tổn thương sụn chêm. Hơn nữa, vận động mạnh trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ hạ đường huyết.

Ngoài ra, theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.

photo-1662301245959-166230124615

3. Không tiêu thụ đủ canxi và vitamin D

Tiến sĩ Abby Goulder-Abelson (chủ nhiệm khoa thấp khớp tại Phòng khám Cleveland, Mỹ) cho biết: Mọi người cần bổ sung canxi và vitamin D để có xương chắc khỏe. Ngược lại thiếu 1 trong 2 chất trên đều có thể làm giảm sức mạnh cơ bắp.

 

Vị tiến sĩ này khuyên hãy chọn sữa ít béo hoặc sữa hạnh nhân, sữa đậu nành để bổ sung canxi. Đối với vitamin D, hãy chọn các nguồn thực phẩm tốt bao gồm cá béo tự nhiên như cá hồi; ngũ cốc hoặc đồ uống tăng cường. Nếu bạn không chắc mình có nạp đủ những chất trên hay không bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe định kỳ.

4. Bẻ tay, vặn lưng, cổ quá mức

Theo BS Vũ Văn Đại (Khoa Y học Cổ truyền – Bệnh viện TƯQĐ 108), thói quen bẻ khớp ngón tay, vặn lưng, vặn cổ… là hành động khiến các khớp hoạt động nhanh đột ngột, làm phá hủy các cấu trúc sụn khớp và dây chằng xung quanh khớp. Nếu không bỏ thói quen này, khớp sẽ bị thoái hóa, biến dạng khớp, to khớp ở vùng các ngón tay hay rách dây chằng, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ…

5. Ăn quá mặn

Theo Felicia Cosman (giáo sư y học lâm sàng tại Đại học Columbia, Mỹ), việc ăn mặn hàng ngày chính làthói quen gây mất canxitrong xương, khiến chúng trở nên yếu và dễ gãy hơn vì canxi là nền tảng của sức khỏe xương khớp. Lúc này chỉ cần một va đập nhỏ cũng đủ làm gãy xương, nhất là tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

 

3

Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Da liễu thẩm mỹ cũng cho thấy, ăn mặn sẽ làm tăng mụn trứng cá trên mặt do dư thừa natri trong cơ thể. Chính vì vậy, chúng ta cần hạn chế các loại đồ ăn mặn (thịt tẩm ướp, thức ăn nhanh…) và không cho thêm muối quá nhiều khi nấu nướng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm