Đời sống

5 thói quen khiến thị lực ngày càng kém đi, mắt mờ dần, từ người trẻ đến người già đều mắc phải

Những thói quen xấu dưới đây khiến mắt gày càng kém, cả người trẻ hay người già đều dễ mắc.

10 thói quen âm thầm huỷ hoại dạ dày mà nhiều người vẫn mắc phải / Những thói quen này của mẹ khiến bé mãi thấp lùn

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Nhờ có đôi mắt, chúng ta được nhìn ngắm thế giới bên ngoài, học tập và làm việc. Nếu đôi mắt có vấn đề, bản thân chúng ta sẽ cản thấy khó chịu và gặp nhiều bất tiện. Dưới đây là một số thói quen khiến mắt ngày càng kém.

Không thể tách rời các sản phẩm điện tử

Ngày nay, các sản phẩm điện tử đã chiếm một vị trí quan trọng, gần như không thể thiếu trong cuộc sống con người, thậm chí nó còn đi vào trong tâm trí của một số người, trong đó có cả người trẻ tuổi và người lớn tuổi. Họ không thể tách rời với các sản phẩm điện tử bất cứ lúc nào.

Một số người rất phụ thuộc vào điện thoại di động, khi điện thoại bị mất điện, họ cảm thấy rất hoảng sợ và không biết phải làm sao. Phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm điện tử, dùng mắt lâu ngày để nhìn màn hình các sản phẩm điện tử, theo thời gian sẽ gây ra các vấn đề về thị lực, chẳng hạn như cận thị, loạn thị, thậm chí là khô giác mạc, đục thủy tinh thể...

1
Ảnh minh họa.

Dùng điện thoại di động trước khi đi ngủ

Nhiều người đã bận rộn trong một ngày, và thời gian trước khi đi ngủ là thời gian rảnh rỗi của họ, do đó một số người sẽ chọn cách dùng điện thoại di động để thư giãn cho bản thân.

Dù dùng điện thoại trước khi đi ngủ chắc chắn là cách thoải mái nhất được lựa chọn nhưng việc một số người vừa tắt đèn vừa nghịch điện thoại (dùng điện thoại trong bóng tối) khi nằm trên giường ảnh hưởng rất nhiều đến thị lực.

Trong môi trường tối, ánh sáng do màn hình phát ra quá sáng có thể gây co thắt đồng tử và dễ gây tăng nhãn áp. Nếu bạn bị cận thị hoặc lão thị thì độ cận càng ngày tăng, mắt càng mờ đi theo thời gian.

Quá phụ thuộc vào thuốc nhỏ mắt

 

Lẽ ra tác dụng của thuốc nhỏ mắt là chữa các bệnh về mắt, nhưng hiện nay nhiều người lại coi nó như một vị cứu tinh, dùng để giảm mệt mỏi, khi khó chịu mắt thì nhanh chóng nhỏ vài giọt thuốc nhỏ mắt thay vì đến bệnh viện khám chuyên khoa mắt.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào thuốc nhỏ mắt sẽ gây hại cho mắt bởi các hóa chất trong thuốc nhỏ mắt đôi khi được dùng không đúng cách, không đúng thời điểm lại có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, thậm chí là mất thị lực vĩnh viễn. Do đó, khi có các vấn đề về mắt bạn nên đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để được hướng dẫn điều trị an toàn, tránh lạm dụng thuốc nhỏ mắt như thuốc chữa bách bệnh.

Luôn lấy tay dụi mắt

Dụi tay vào mắt là một động tác theo quán tính, thói quen của con người khi cảm thấy khó chịu. Nó giống như một hành động trong tiềm thức, bản năng mà chúng ta không thể kiểm soát được.

Tuy nhiên, bạn nên biết rằng trên tay chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, việc dụi mắt thường xuyên sẽ khiến vi khuẩn trên tay bị dụi vào mắt, dễ gây viêm mắt. Đặc biệt, trong thời kỳ dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp với nhiều biến chủng như hiện nay, tay - mắt cũng có thể là một con đường để lây lan của dịch bệnh. Vì vậy, nếu mắt bạn rất khó chịu, bạn có thể chớp mắt thêm vài lần nữa và không dụi tay theo phản xạ.

 

2

Đeo kính không phù hợp

Đeo kính hoặc kính áp tròng hiện nay là phương pháp phổ biến nhất để hạn chế và khắc phục phần nào đó những ảnh hưởng do các vấn đề về mắt như cận thị, viễn thị, loạn thị... gây ra. Và hiện nay, trên thị trường cũng xuất hiện các loại kính với nhiều mẫu mã, kiểu dáng và giá thành khác nhau cho người dùng tùy ý lựa chọn.

Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, có thể là vì tính thẩm mỹ, giá cả hoặc đơn giản là do tâm lý chủ quan cho rằng kính nào mà chả là kính... nhiều người lựa chọn loại kính không phù hợp với đôi mắt của mình. Nếu đeo kính không phù hợp vô hình trung sẽ gây hại cho sức khỏe, ảnh hưởng đến khả năng nhìn và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh của mắt.

Đặc biệt, việc đeo kính áp tròng không phù hợp, đeo qua đêm thường xuyên sẽ dễ gây viêm loét giác mạc, đồng thời làm mắt thiếu oxy, giảm thị lực nghiêm trọng.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm