8 thói quen gây hại cho thận mà nhiều người Việt đang mắc phải
5 thói quen tai hại khi ngủ con gái cần loại bỏ ngay / Ăn ít mà vẫn tăng cân ‘vù vù’ bởi những thói quen tưởng chừng vô hại
Uống nhiều trà, cà phê
Thói quen uống trà và cà phêlà nguyên nhân dẫn đến sỏi thận tiết niệu. Bởi cafein có trong trà, cà phê là chất kích thích nên cafein có thể làm quá trình lưu thông máu diễn ra nhanh hơn, tăng huyết áp và làm suy giảm chức năng của thận. Đặc biệt, việc sử dụng cafein khi đói cũng là tác nhân gây ra bệnh sỏi thận. Ngoài ra, khả năng lợi tiểu của cafein có trong trà, cà phê khiến cơ thể bị mất nước, dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận. Do đó, không nên uống quá 2 cốc cà phê hoặc 3 cốc trà mỗi ngày để không gây hại cho sức khỏe.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Uống ít nước
Lâu nay nhiều người vẫn xem nhẹ việc uống nước, nhưng ít ai biết được rằng các phản ứng của cơ thể phần lớn xảy ra trong môi trường nước. Và một khi không đảm bảo đủ nước thì cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có bệnh sỏi thận - tiết niệu.
Thói quen lười uống nước là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây sỏi tiết niệu khiến thận giãn căng mất chức năng, nhiều người phải cắt thận. Nếu uống nước thường xuyên, bài tiết nước tiểu tốt thì sẽ rất tốt cho cơ thể, cuốn trôi những chất khoáng cần đào thải; nhưng nếu uống ít nước lại nhịn tiểu sẽ gây tái hấp thu, làm cho các chất đáng lẽ cần thải ra ngoài thì lại lắng đọng, tạo sỏi.
Tập luyện quá sức
Luyện tập quá sức trong thời gian dài có thể gây ra tiêu cơ vân - khi các mô cơ bị tổn thương và bị vỡ rất nhanh. Điều này khiến nhiều chất hòa tan vào máu, có thể làm tổn thương thận và khiến thận bị hư.
Ăn nhiều thịt đỏ
Chế độ ăn uống giàu đạm từ thịt đỏ sẽ gây ra những vấn đề về thận, có thể làm bệnh thận trở nên trầm trọng hơn. Bởi việc chuyển hóa protein sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, gây tác động không nhỏ đối với thận, dễ hình thành sỏi thận – tiết niệu.
Ăn mặn
Người Việt thường có thói quen ăn mặn và có sở thích ăn các món ăn được chế biến mặn như cá muối, thịt muối, dưa muối, cà muối, mắm… Trong khi đó, cơ thể chỉ cần rất ít muối để cân bằng lượng nước phù hợp. Nếu trong cơ thể thừa muối sẽ gây tổn hại cho thận. Bởi khi sử dụng quá nhiều muối ăn, thận cần giữ lại lượng nước để làm loãng chất điện giải trong máu, nhằm đảm bảo chức năng của tim. Điều này khiến thận bị tổn thương. Ngoài ra, lượng muối đưa vào cơ thể cao còn tăng lượng protein bị bài tiết trong nước tiểu và rất dễ mắc chứng suy thận.
Lười vận động
Thói quen lười vận động, ăn xong đi nằm, nằm nhiều làm cho sự lưu thông, bài tiết nước tiểu kém, tốc độ dòng chảy nước tiểu không đủ mạnh để cuốn đi các chất khoáng có trong nước tiếu, gây lắng đọng hình thành sỏi thận - tiết niệu.
Lạm dụng thuốc giảm đau
Các bác sĩ đã chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc trong thời gian dài gây nhiều tác hại đối với thận, đặc biệt là thuốc giảm đau. Nguyên nhân là bởi thuốc khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận. Do vậy, ở hai cơ quan này cũng bị ảnh hưởng không nhỏ khi bệnh nhân phải dùng thuốc, đặc biệt là đối với những bệnh nhân phải dùng thuốc lâu ngày.
Nhịn đi tiểu
Rất nhiều người không để ý đến nhu cầu đi tiểu của chính bản thân mình bởi họ quá bận rộn hoặc do không muốn sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Nước tiểu bị giữ lại thường xuyên sẽ làm tăng áp lực cho thận, dẫn đến suy thận, sỏi thận và tiểu tiện mất kiểm soát. Do vậy, tuyệt đối không được nhịn tiểu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này