Đời sống

6 bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ lưu ý để giúp con phòng tránh

Thời tiết giao mùa là lúc sức khỏe của trẻ rất dễ bị ảnh hưởng xấu. Trẻ nhỏ sức đề kháng còn yếu, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên cha mẹ càng cần lưu tâm.

4 món dù bảo quản trong tủ lạnh cũng không nên ăn nếu đã để qua đêm / 5 dấu hiệu sau khi ngủ dậy cảnh báo bệnh tật, đừng chủ quan mà nên đi khám ngay

Cảm cúm

Đây là bệnh giao mùa mà trẻ rất hay mắc. Biểu hiện của bệnh thường là sốt cao đột ngột (>38,3 độ C) hoặc sốt đi kèm với run, ớn lạnh, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, ho khan. Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên, trẻ có thể bị đau họng, nghẹt mũi và tiếp tục ho.

Bệnh thường không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong 1-2 tuần. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến sức khỏe và trong một số trường hợp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Ảnh minh họa.

Viêm đường hô hấp trên

Đây là bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tình trạng dị ứng hoặc do vi khuẩn, virus. Biểu hiện của trẻ viêm đường hô hấp trên thường là sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi.

Phần lớn trẻ có thể tự hỏi sau vài ba ngày nhưng có một số trẻ bị viêm đường hô hấp nặng, không sốt hoặc sốt không cao. Đặc biệt là trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Vậy nên khi thấy con có dấu hiệu bệnh cha mẹ cần đưa con đi khám và điều trị kịp thời.

Tiêu chảy

 

Theo thống kê của WHO, mỗi năm nước ta có khoảng 1.100 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì bệnh này. Bệnh bắt đầu với triệu chứng sốt, đau bụng, tiêu chảy và ói mửa. Nếu không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị mất nước từ nhẹ đến nặng, nguy cơ tử vong cao.

Trường hợp nhẹ bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Nặng thì cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và hướng dẫn điều trị bù nước, điện giải, thuốc kháng sinh hoặc các phác đồ điều trị khác.

Sốt phát ban

Bệnh thường gây ra bởi vi rút sởi hoặc vi rút Rubella. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Biểu hiện của bệnh là mệt mỏi, đau đầu, sổ mũi, đau họng, viêm kết mạc mắt, niêm mạc vòm họng, có thể xuất hiện những chấm xuất huyết nhỏ.

Ở vị trí gần hai bên cổ, sau tai của bé sẽ xuất hiện hai hạch sưng to và đau. Da trẻ sẽ xuất hiện những nốt đỏ nhỏ li ti ở vùng mặt rồi sau đó lan nhanh ra toàn thân và chân tay. Trẻ bị sốt, nổi ban đỏ khắp người, nhiều nhất ở thân mình và tứ chi.

 

Sốt xuất huyết

Đây là bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm. Trẻ sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da, ở niêm mạc miệng, đi tiêu ra máu… Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh lây nhiễm do một loại vi rút mang tên Varicella Zoster (VZV) gây ra. Biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện sau 10 – 21 ngày từ khi nhiễm vi rút. Giai đoạn đầu, trẻ có thể có biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ… sau đó sẽ xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước… Sau 2-3 ngày mụn có thể đóng vẩy.

Để phòng bệnh giao mùa cho trẻ, cha mẹ cần:

 

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng cho trẻ.

– Thay đổi lịch sinh hoạt cho trẻ vào thời điểm giao mùa.

– Chăm sóc trẻ bị bệnh đúng cách.

– Tiêm phòng đầy đủ theo lịch cho trẻ.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm