6 dấu hiệu bất thường khi ngủ ngầm cảnh báo cơ thể đang có bệnh, hãy nhanh chóng đi gặp bác sĩ ngay
Bạn nên cẩn trọng khi sử dụng những loại đũa ăn này để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe / Bạn nên hạn chế động vào những bộ phận này để tránh gây hại sức khỏe
Có tật nghiến răng khi ngủ
Thông thường, những người nghiến răng khi ngủ không nhận thức được về hành động này của mình. Mặc dù, hiện tượng nghiến răng không thực sự nguy hiểm nhưng nó có thể ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ theo thời gian. Nếu răng của bạn bị ma sát thường xuyên thì nó có thể gây bào mòn, vỡ men răng, hoặc thậm chí là gãy răng. Ngoài ra, nó còn gây nhức đầu, rối loạn cơ khớp thái dương hàm, đau tai, biến dạng khuôn mặt...
Có hiện tượng ngáy khi ngủ
Tương tự như tình trạng nghiến răng khi ngủ, nếu bạn có hiện tượng ngủ ngáy thì đó có thể là một dấu hiệu của bệnh rối loạn hô hấp. Do khi người ngủ hít thở một lượng khí vào, nó sẽ đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên, từ đó tạo nên một loại âm thanh mà người ta gọi đó là ngáy. Vùng hẹp đó có thể là ở khu vực mũi, miệng, hoặc họng. Khi cổ họng bị co thắt và ép xuống phần trên của khí quản thì nó có thể làm cho bạn ngừng thở từ vài giây đến một phút khi ngủ.
Xuất hiện tình trạng mộng du
Mộng du (hay còn gọi là ngủ đi rong hoặc chứng Miên hành), đây cũng là một chứng rối loạn giấc ngủ mà bạn không nên chủ quan xem thường. Chứng mộng du có thể kéo dài ít nhất là 30 giây hoặc nhiều nhất là 30 phút. Do đó, bạn nên chủ động tới gặp bác sĩ ngay khi phát hiện thấy mình có triệu chứng mộng du. Bởi đa phần, những người mắc phải hội chứng này đều không thể kiểm soát được hành vi của mình trong khi ngủ.
Thường xuyên gặp ác mộng
Đêm nào cũng mơ thấy ác mộng và khiến bạn hoảng hốt thức giấc cũng là một dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ. Việc sợ hãi quá mức cũng có thể dẫn đến hội chứng ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân của triệu chứng này có thể do bạn bị sang chấn tâm lý từ thời thơ ấu, trong cuộc sống bị đe doạ, uy hiếp… khiến cho thần kinh không ổn định dẫn đến mơ thấy ác mộng. Bạn nên đến gặp bác sĩ tâm lý để được thăm khám và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Giật mình thức dậy vào 5h sáng bất kể thời điểm ngủ là khi nào
Cảm giác buồn ngủ là nhịp sinh học rất bình thường của cơ thể chúng ta. Cảm giác buồn ngủ sẽ tăng lên về ban ngày và giảm khi về đêm.Nếu bạn liên tục thức dậy quá sớm vào cùng 1 mốc thời gian bất kể đêm trước bạn đi ngủ là khi nào thì có thể bạn đang bị chứng rối loạn giấc ngủ. Tuy không phải là vấn đề lớn nhưng việc thường xuyên lặp lại tình trạng này sẽ làm bạn thấy mệt mỏi hơn vào hôm sau.
Lời khuyên: Đi khám sức khỏe ngay để phát hiện bệnh sớm, tránh để ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của bạn.
Mệt mỏi, nhức đầu khi thức dậy
Thông thường khi ngủ đủ giấc bạn sẽ thức dậy với một tinh thần phấn chấn cùng tâm trạng vui vẻ, thoải mái để bắt đầu ngày mới. Thế nhưng nếu điều này không xảy ra mà ngược lại bạn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chóng mặt, đau nửa đầu thì đó là cảnh báo nguy hiểm của sức khoẻ mà bạn không nên bỏ qua. Rất có thể một phần nguyên nhân là do chứng ngưng thở khi ngủ gây ra, làm cho quá trình hô hấp của bạn có vấn đề. Nếu việc hít vào và thở ra không đúng cách sẽ làm cho carbon dioxide tích tục trong cơ thể, dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn gây ra chứng đau đầu sau khi thức dậy. Do đó, khi thấy nhiều ngày liền bạn đều đau nhức đầu thì hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị bạn nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao tục ngữ nói: “Bảy mươi tuổi không nên đi viếng mộ”? Lời dạy của cổ nhân chứa đựng giá trị tâm linh sâu sắc
Chồng nhất quyết không đồng ý biếu Tết ông bà ngoại 5 triệu, tôi quăng luôn tập tiền, tuyên bố với chồng luôn 1 điều “xanh rờn”
Em gái tôi vừa đẻ xong, vợ đuổi ra khỏi nhà, thuê cho mẹ con nó nhà trọ, ích kỷ thế tôi bỏ luôn
Khốn cùng vì vợ, sự nghiệp đổ vỡ chỉ vì một phút nóng giận!
Ăn chăm chỉ loại rau này vào mùa đông, axit folic gấp 38 lần táo! Nó là 'vua rau' mùa đông, giá bình dân mà bổ dưỡng và thơm ngon!
Tục ngữ có câu: “Bước vào tháng mười hai âm lịch, đừng hỏi ai năm điều này', điều cấm kỵ dân gian có chính đáng không?