6 loại rau củ dù tốt cũng không nên làm nước ép, uống vào hại người
6 loại rau củ "ngậm" đầy chất bảo quản, nhiều người Việt thích mê mà không biết / Xào rau cứ đổ thẳng vào chảo là sai, làm thêm bước này rau mới ngấm đều gia vị, xanh giòn
Hầu hết các loại trái cây, rau quả đều rất an toàn để làm nước ép. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn đưa khuyến cáo không nên sử dụng một số loại rau củ dưới đây để làm nước ép vì không tốt cho cơ thể.
Bông cải xanh
Trên tờ Indiatimes, các chuyên gia dinh dưỡng người Ấn Độ cho biết, bông cải xanh là loại đầu tiên mà bạn không nên sử dụng để làm nước ép hay sinh tốt. Ai cũng biết đây là một loại rau bổ dưỡng, chứa nhiều vi chất như vitamin C, K1, kali, mangan... và có lượng calo thấp. Tuy nhiên, nước ép bông cải xanh hay sinh tố bông cải xanh lại là món gây khó tiêu, có thể làm rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, nôn nao, buồn nôn. Tốt nhất bạn nên dành bông cải xanh cho những món luộc, hấp hoặc xào nấu khác.
Dứa
Dứa là loại quả có vị ngọt, mùi thơm hấp dẫn và chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên, thay vì dùng dứa làm nước ép, bạn nên ăn dứa trực tiếp để tránh lãng phí nguồn dinh dưỡng quý báu của loại quả này.
Khi ép nước, phần lớn dinh dưỡng của dứa vẫn nằm trong bã còn thành phần chủ yếu trong phần nước ép lại là đường. Nó có thể khiến lượng đường trong máu và mức insulin của bạn tăng lên đáng kể.
Do đó, các chuyên gia cảnh báo không nên tiêu thụ quá nhiều nước ép dứa để tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Rau cải xoăn, rau bina
Đây là hai loại rau giàu dinh dưỡng, là món ăn lành mạnh. Tuy nhiên, chúng chứa hàm lượng oxalat cao.
Oxalat là chất kháng dinh dưỡng, khi tiêu thụ ở nồng độ cao có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Oxalat gặp canxi trong cơ thể sẽ tạo ra sỏi thận.
Vì vậy, đừng ép rau cải xoăn, rau bina lấy nước. Hãy chế biến loại rau này thành các món ăn khác nhau để hấp thụ trọn vẹn các dưỡng chất.
Quả lê
Nước ép lê có vị ngọt, thơm mát nhưng không thực sự tốt cho sức khỏe. Nguyên nhân là lê chứa sorbitol, một dạng đường không tiêu hóa có thể tạo ra nhu động ruột nhanh chóng. Đó là lý do tại sao nhiều người uống nước ép lê để trị táo bón.
Quả táo (cả hạt)
Táo giàu chất xơ và nhiều chất chống oxy hóa như quercetin, cathechin. Vì lợi ích này, nhiều người ép táo thành nước để uống. Tuy nhiên, nếu bạn ép táo cả hạt thì vấn đề lại khác. Hạt táo chứa amygdalin, có thể gây ngộ độc khi chuyển hóa trong hệ tiêu hóa.
Do đó, khi ép nước hay làm sinh tố từ táo, hãy đảm bảo bạn đã bỏ hết phần hạt.
Quả việt quất
Quả việt quất có hàm lượng calo thấp và chứa vô vàn chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như chất xơ, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Quả việt quất khi ép sẽ không thu được nhiều nước. Bỏ vài quả viết quất vào xay sinh tố cùng với các nguyên liệu khác sẽ là phương án khả thi hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn