6 loại rau người bị đau dạ dày nên ăn thường xuyên, Bác sĩ nói: Dần dần không cần uống thuốc
Bất ngờ thứ hạt ai cũng bỏ đi nhưng lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe / 6 loại quả tốt nhất cho người bị trào ngược dạ dày, phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Tỷ lệ người đau dạ dày ở người Việt Nam rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh.
Khi bị đau dạ dày, người bệnh không những cảm thấy khó chịu, đau đớn, chất lượng cuộc sống suy giảm mà còn có thể gây ra những biến chứng về sau, rất hại cho sức khỏe.
Khi bị đau dạ dày, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất nhiều tới diễn tiến của bệnh. Dưới đây là 6 loại rau nếu ăn nhiều sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm.
1. Rau chân vịt
Trong rau chân vịt ( rau bó xôi), chứa nhiều chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt và canxi… rất tốt với bệnh trào ngược. Ngoài ra, loại rau này còn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và giúp cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa.
Không chỉ vậy, rau chân vịt còn có tác dụng giúp cải thiện sức khỏe của mắt, giảm stress oxy hóa, điều hòa huyết áp và hỗ trợ phòng chống ung thư.
2. Rau ngót
Rau ngót có tính mát, có khả năng thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể. Ăn loại rau này cũng cung cáp vitamin, chất khoáng và chất xơ phong phú, cần thiết cho cơ thể.
3.Rau mồng tơi
Rau mồng tơi không chỉ dễ ăn, nó còn có thể giúp thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Nhờ vậy mà hỗ trợ chữa chứng táo bón, khó tiêu và đầy bụng. Đặc biệt là chất nhầy có trong mồng tơi rất tốt cho lớp niêm mạc, chống viêm. Ngoài ra rau mồng tơi còn còn có thể kích thích nhu động ruột.
4. Rau cải bắp
Hàm lượng vitamin K1 và vitamin U dồi dào trong cải bắp có thể chống loét dạ dày, bảo vệ màng nhầy và làm giảm nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Người bị loét dạ dày và loét tá tràng có thể làm giảm bớt các bệnh bằng cách uống nước ép bắp cải. Ngoài ra, cũng thể thêm mật ong vào nước trái cây để tăng cường sự phục hồi của vết loét.
5. Rau cải bẹ xanh
Không chỉ giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày với các thành phần dinh dưỡng chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, albumin, carotene và chất xơ… Rau cải bẹ xanh còn giúp ổn định hệ tiêu hóa, giúp giảm cảm giác kích thích ở đường ruột, điều trị khó tiêu và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày.
6. Rau mùi tây
Hàm lượng vitamin A, B, C, khoáng chất như sắt, canxi, kali… rất lớn trong rau mùi tây có thể làm giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau ở dạ dày và ruột, từ đó làm giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua… của trào ngược dạ dày. Ngoài ra, rau mùi tây còn làm tăng cảm giác ngon miệng cho người bệnh rối loạn dạ dày.
Những thói quen tốt cho bệnh dạ dày
Vận động
Trước bữa ăn, bụng rỗng, vận động sẽ giúp chuyển hóa các chất béo thành nhiệt lượng, sẽ có hiệu quả hơn nhiều so với vận động sau bữa ăn.
Các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta nên vận động buổi chiều tối, vậy tốt nhất bạn nên vận động lúc 5-6 giờ chiều, đi bộ nhanh hoặc chạy chậm liên tục trong 30-45 phút, sau đó khoảng 1 tiếng thì ăn tối.
Ăn hoa quả
Chuyển thời gian ăn hoa quả lên trước bữa ăn sẽ có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho cơ thể mà lại giảm cân. Việc ăn hoa quả sau bữa ăn hoàn toàn không có công hiệu tương tự vì dạ dày lúc này phải tiêu hóa nhiều thức ăn khác, do phải nhường chỗ nên hoa quả trong bụng bị lên men, dễ khiến bạn bị đầy bụng, táo bón… không có lợi cho tiêu hoá.
Ngủ trưa
Sau khi ăn, máu sẽ tập trung ở hệ tiêu hoá, khiến cho lượng máu dẫn đến não và các chi bị giảm thiểu. Nếu ăn chút hoa quả hoặc uống ly sữa rồi ngủ trưa khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau đó mới ăn trưa sẽ giảm mệt mỏi, buồn ngủ rất rõ rệt.
Ăn canh
Nhiều người có thói quen ăn canh sau bữa ăn, nhưng ăn canh trước bữa ăn lại có thể giúp “làm sạch” khoang miệng, thực quản, dạ dày, ruột…giúp thức ăn có thể thuận lợi đi vào dạ dày và làm giảm mức độ kích thích của các thực phẩm cứng đối với niêm mạc dạ dày.
Mát xa trước khi đi ngủ
Sau khi ăn tối, trước khi đi ngủ bạn có thể xoa tay của bạn xung quanh rốn 64 vòng theo chiều kim đồng hồ. Kết thúc chà tay của bạn ở vùng bụng dưới. Thao tác đơn giản này không chỉ giúp duy trì trạng thái ổn định cho dạ dày mà còn kích thích dạ dày hoạt động tốt hơn. Bạn cần tránh lo lắng, giận dữ và các kích thích cảm xúc tiêu cực khác.
Uống trà ấm
Uống trà ấm là một thói quen lý tưởng đối với bệnh nhân dạ dày, nhiệt độ uống tốt là từ 30-32 độ C. Nhiệt độ thấp hơn là lạnh hơn so với dạ dày, dễ gây co thắt mạch máu, dẫn đến phòng vệ của dạ dày giảm, ảnh hưởng tới sức khỏe của nó.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Từ ngày 22/1, Thần Tài ưu ái 3 con giáp sau, có nguồn tài chính dồi dào, sự nghiệp phát đạt
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
4 con giáp sải cánh bay cao trong năm 2025! Bước đột phá lớn trong công danh sự nghiệp
Tại sao phải đặt một đôi đũa trong bồn cầu? Hầu như không ai hiểu được tác dụng của nó, chúng ta càng hiểu sớm thì càng tốt
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Top 4 con giáp đón nhận vận may, công danh phát lộc, tài lộc rực rỡ trong tháng 2