6 lợi ích bất ngờ của nấm rơm với sức khỏe bạn không nên bỏ qua
Vùi củ tỏi vào trong thùng gạo sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời, nhưng không phải chị em nào cũng biết / Lấy khăn tắm treo trong phòng trước khi ngủ: Lợi ích tuyệt vời, ai cũng muốn học theo
Nấm rơm không chỉ là tinh hoa trong ẩm thực châu Á mà còn chứa rất nhiều dưỡng chất có tác dụng chữa bệnh. Dưới đây là những tác dụng của nấm rơm với sức khỏe.
Giá trị dinh dưỡng của nấm rơm
Thành phần dinh dưỡng của nấm rơm khá phong phú, trong 100g nấm rơm khô chứa 21 - 37g chất đạm, 2,1 - 4,6g chất béo, 9,9g chất bột đường, 21g chất xơ, rất nhiều yếu tố vi lượng như canxi, sắt, phôtpho, các vitamin A, B1, B2, C, D, PP...
Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP...
Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie. Với thành phần nhiều dinh dưỡng, nấm rơm không chỉ là thức ăn tuyệt vời, còn có thể chế biến nhiều "thực phẩm chức năng", món ăn "thuốc" để hỗ trợ chữa bệnh, đặc biệt với các bệnh nội tiết chuyển hóa như: béo phì, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp.
Nấm rơm rất tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của nấm rơm với sức khỏe
Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn, công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử nhiệt, tăng sức đề kháng, hạ cholesterol máu. Chủ yếu dùng tươi làm thuốc. Chữa xuất tinh sớm, gan nhiễm mỡ, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường sức khỏe...
Dưới đây là những lợi ích sức khỏe mà nấm rơm mang lại có thể bạn chưa biết!
Giảm cholesterol
Nấm rơm cung cấp beta glucan, eritadenine và chitosan giúp kiểm soát cholesterol trong cơ thể. Theo một kết quả nghiên cứu được thực hiện trên những người bị béo phì, mức độ cholesterol tốt tăng lên 8%, giảm 15% chất béo trung tính và giảm 3,6% trọng lượng cơ thể sau khi bổ sung nấm rơm vào chế độ ăn hàng ngày.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nấm rơm có tác dụng kiểm soát huyết áp và giữ cholesterol ở mức ổn định nhờ chứa hàm lượng chất xơ, kali và vitamin C dồi dào. Từ đó, loại nấm này được xem là rất hữu ích trong việc giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tăng huyết áp.
Ngoài ra, nấm rơm còn chứa đồng có đặc tính chống vi khuẩn, giữ cho các cơ quan nội tạng tránh khỏi sự tấn công của bệnh do vi khuẩn gây ra. Hàm lượng kali cao trong nấm rơm cũng giúp duy trì chức năng của các mạch máu, bảo vệ tim khỏe mạnh.
Tăng cường miễn dịch
Chiết xuất từ nấm rơm có thể giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi rút và tăng cường miễn dịch cơ thể. Vì vậy, giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm gây ra.
Ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa phong phú từ nấm rơm có hiệu quả trong việc chống lại các gốc tự do trong cơ thể. Loại nấm này có chứa beta glucan – một chất được dùng trong hóa trị hoặc xạ trị nhằm cải thiện hệ thống miễn dịch, từ đó ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.
Làm cơ bắp chắc khỏe
Các nghiên cứu cho thấy, trong 100g nấm rơm chứa tới 2,5g protein. Lượng protein này quá đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cơ thể, giúp duy trì các phản ứng hóa học và làm cho cơ bắp chắc khỏe hơn.
Kích thích cảm giác thèm ăn
Nấm rơm được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực, là nguyên liệu bổ dưỡng để chế biến thành nhiều món ăn. Hương vị của chúng rất thơm ngon, có thể kích thích cảm giác thèm ăn.
Trên đây là những tác dụng của nấm rơm với sức khỏe. Hãy thường xuyên ăn nấm rơm nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ