Đời sống

6 thực phẩm ‘bơm máu lên não’, ai hay bị đau đầu, chóng mặt sẽ rất cần

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp bạn giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt gây khó chịu.

8 thực phẩm làm tan mỡ bụng cứng đầu: Vừa dễ mua lại dễ ăn / Đừng tưởng cứ ăn rau là tốt, ăn kiểu này còn gây hại gấp đôi, gan cũng “biểu tình”

Nước

Nước là thành phần quan trọng đối với sức khỏe. Con người không thể hoạt động bình thường nếu thiếu nước. Khi thời tiết nóng bức, bạn cảm thấy đau đầu, chóng mặt thì nhiều khả năng nguyên nhân là do thiếu nước, mất nước. Mỗi ngày, chúng ta nên bổ sung 2-2,5 lít nước (khoảng 8 lý nước) để cơ thể hoạt động hiệu quả.

thuc-pham-giam-dau-dau-chong-mat-01

Ảnh minh họa

Những người vận động mạnh, tập luyện thể thao, lao động nặng nhọc càng cần phải bổ sung nhiều nước, đặc biệt là những khi đuối sức, mệt mỏi.

Nước còn giúp cơ thể đào thải các độc tố (nguyên nhân gây đau đầu, chóng mặt) ra ngoài một cách dễ dàng hơn.

Tiết lợn

Tiết lợn là thực phẩm giàu sắt và protein. Đặc biệt, lượng protein trong tiết lợn (chiếm bình quân khoảng 74%) cao gấp 4 lần so với thịt lợn, 5 lần so với thịt gà.

thuc-pham-giam-dau-dau-chong-mat-02

100 gram tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg sắt. Đây là thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên rất tốt, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và các bệnh tim mạch.

 

Tiết lợn có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn nhưng phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín, uống sôi. Tuyệt đối không ăn tiết canh lợn (vì không được xử lý bằng nhiệt nên tiết canh thường chứa nhiều vi khuẩn, có thể có cả sán gây hại cho sức khỏe).

Rau xanh

thuc-pham-giam-dau-dau-chong-mat-03

Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống hàng ngày của con người. Các loại rau cung cấp nhiều vitamin A, C, K và folate. Ngoài ra nó còn chứa nhiều sắt non-heme. Sự hiện diện của sắt trong các loại rau khiến nó trở thành thực phẩm giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt hiệu quả, giảm tình trạng đau đầu, chóng mặt do thiếu máu.

Thực phẩm giàu vitamin C

thuc-pham-giam-dau-dau-chong-mat-04

Theo các nhà khoa học thuộc trường Đại học Y khoa Hiroshima (Nhật Bản), tiêu thụ nhiều thực phẩm giàu vitamin C có thể điều trị bệnh Meniere – một căn bệnh liên quan đến chóng mặt.

 

Các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 22 bệnh nhân tình nguyện. Họ được dùng 600mg vitamin và 300mg glutathione (một chất chống oxy hóa mạnh) mỗi ngày, liên tục trong 8 tuần.

Kết quả cho thấy, 21/22 bệnh nhân có cải thiện đáng kể về chứng chóng mặt.

Một số thực phẩm chứa nhiều vitamin C mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày gồm: Trái cây họ cam quýt, dâu tây, cherry, ớt chuông, cà chua, bông cải xanh, khoai lang, củ cải trắng, xoài, đu đủ, dứa, bắp cải, rau có lá màu xanh đậm…

Thực phẩm giàu vitamin B6

thuc-pham-giam-dau-dau-chong-mat-05

Vitamin B6 có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và chuyển hóa tế bào máu đỏ của cơ thể. Ngoài ra, nó còn kích thích hệ thần kinh, hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn.

 

Thực nghiệm cho thấy loại vitamin này có tác dụng cải thiện chứng chóng mặt, buồn nôn, đặc biệt là chứng chóng mặt do tác dụng phụ khi dùng thuốc trị bệnh.

Có rất nhiều thực phẩm giàu vitamin B6 mà bạn có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày là ngũ cốc, thịt gà, thịt lợn, cá hồi, cá ngừ, các loại đậu, chuối, quả óc chó, quả bơ, cải bó xôi…

Gừng

thuc-pham-giam-dau-dau-chong-mat-06

Gừng là một loại gia vị được sử dụng nhiều trong các bữa ăn hoặc có thể dùng để pha trà. Nó có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, trị rối loạn dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn.

Theo các nhà khoa học thuộc trường đại học Y tế trung tâm Maryland (Mỹ), gừng có thể trị viêm khớp, đau bụng, bệnh tim và giảm triệu chứng chóng mặt hiệu quả.

 

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sinh lý học của Mỹ vào tháng 3/2003 cho thấy gừng có thể khắc phục tình trạng chóng mặt và say tàu xe. Dùng 1-2 gram gừng sẽ giúp giảm khó chịu đáng kể.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm