7 hành vi quen thuộc buổi sáng khiến ‘gan vỡ vụn’, thần chết gõ cửa nhanh hơn cả ung thư!
3 hành vi khi ngủ chứng tỏ trẻ có IQ cao và 4 kiểu ngủ dễ gây hại cho trẻ / Cảnh báo những hành vi của đàn ông có thể gây hại cho tử cung phụ nữ
Không phải ngẫu nhiên một số nhà khoa học cho rằng gan quý hơn não và tim, vì chúng thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu trong cơ thể. Gan là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hoá, trao đổi chất và sản xuất những enzyme thiết yếu. Ngoài ra, gan đảm trách một số các chức năng khác như dự trữ glycogen, tổng hợp protein huyết tương và thải độc. Gan cũng sản xuất dịch mật, một dịch thể quan trọng trong quá trình tiêu hóa. Gan được coi là nhà máy hóa chất của cơ thể vì nó đảm trách cũng như điều hòa rất nhiều các phản ưng hóa sinh mà các phản ứng này chỉ xảy ra ở một số tổ chức đặc biệt cơ thể mà thôi.
Do đó, bất kỳ tổn hại nào đối với bộ phận này cũng gây ra hàng loạt ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, thậm chí tử vong.
Những thói quen xấu dễ gây tổn thương gan1. Hay nổi giận sau khi thức dậy
Người hay cáu gắt, dễ nổi nóng vào buổi sáng sau khi thức dậy dễ ảnh hưởng đến chức năng gan, tổn thương gan dẫn đến ứ đọng, gây rối loạn chuyển hóa chức năng, làm tăng khả năng mắc các bệnh về gan.
2. Ăn nhiều thức ăn bị cháy, chưa chín hoặc quá nhiều dầu mỡ vào buổi sáng
Theo như bác sĩ Kenneth Simpson đến từ bệnh viện hoàng gia Edinburgh tại nước Anh cho biết các thực phẩm cháy hoặc chưa chín (đặc biệt là thịt) sẽ gây tổn hại gan. Bởi trong những thực phẩm còn sống thường chứa ký sinh trùng hoặc một số loại vi khuẩn dễ gây viêm dạ dày và đường ruột cấp tính. Nguy hiểm hơn, chúng còn làm hại gan.
Ngoài ra, buổi sáng sau khi ngủ dậy, chúng ta không nên sử dụng đồ ăn chứa nhiều dầu, mỡ. Việc này vô tình khiến gan phải hoạt động nhiều hơn. Lâu dần có thể dẫn đến các tình trạng tổn thương gan như gan nhiễm mỡ và các bệnh lý liên quan khác.
3. Uống nhiều thuốc
Theo các nhà khoa học, các loại thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm… có khả năng khiến gan bị ngộ độc ở mức cao.
Cũng chính vì lý do này, khi bị bệnh bạn cũng cần chú ý đừng nên tự ý dùng thuốc mà phải nghe theo đúng chỉ định từ phía các bác sĩ chuyên khoa.
4. Uống nhiều rượu vào buổi sáng
Tiến sĩ Nimmo Achille thuộc Trung tâm Y tế Zeff của Isreal cho biết một nghiên cứu về bệnh gan cho thấy uống nhiều rượu làm giảm khả năng lọc máu của gan, độc tố không được bài tiết, từ đó ảnh hưởng ngược tới gan.
Rất nhiều người có thói quen uống rượu vào buổi sáng sớm mà không biết uống rượu vào sáng sớm khi cơ thể đang thiếu hụt chất càng khiến cho nguy cơ xơ gan và ung thư gantăng cao.
5. Nhịn tiểu vào buổi sáng
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh độc tố trong cơ thể được thải ra ngoài thông qua mồ hôi, đại tiện và tiểu tiện.
Sau một giấc ngủ dài vào đêm hôm trước, việc chúng cần làm là "tống khứ" các chất độc ra khỏi cơ thể, mà cách thức đơn giản và phổ biến nhất chính là đi tiểu.
Do đó, thói quen nhịn tiểu vào buổi sáng sẽ khiến độc tố tích trữ trong cơ thể, lâu dần sẽ gây ra tình trạng ngộ độc gan. Do đó, đi tiểu sau khi ngủ dậy là việc làm cần thiết để bảo vệ gan.
6. Nhịn ăn sáng
Theo các chuyên gia, thời gian dài không ăn sáng, bữa trưa lại ăn đơn giản, dễ dẫn đến cơ thể thiếu dinh dưỡng, thiếu protein và các nguyên nhân khác gây lắng đọng mỡ gan. Ngoài ra, ngồi nhiều, thiếu vận động, rất nhiều calo và chất béo trong cơ thể không thể tiêu thụ được và cuối cùng chuyển thành chất béo. Khi các chất béo này lắng đọng dưới da, sẽ gây béo phì. Khi chúng được tích lũy trong gan, chúng sẽ trở thành gan nhiễm mỡ.
Lâu dài không ăn sáng hoặc khoảng thời gian giữa hai bữa ăn quá dài, mật được giữ lại trong túi mật quá lâu, không được sử dụng. Nước trong đó bị hấp thụ, dịch mật ngày càng trở nên nhớt, dịch mật nhớt sẽ dần hình thành sỏi mật. Hành vi này thường ngày mặc dù không nhìn thấy, nhưng lâu ngày sẽ làm tổn thương gan.
7. Thức đến sáng
Khoảng thời gian buổi tối từ 23h - 1h sáng hôm sau là lúc cơ thể cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Lúc này gan có chức năng sẽ làm nhiệm vụ thải độc, loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.Còn trong khoảng 1h - 3h sáng, túi mật trong gan sẽ giúp cơ thể tiêu hóa chất béo, mỡ xấu, cholesterol trong thức ăn và trong máu.
Cơ quan gan có chức năng thực hiện tốt nhất các vai trò này khi cơ thể trong trạng thái ngủ sâu. Nếu bạn duy trì thói quen ngủ không đủ giấc, thức khuya hoặc thức trắng đêm trong một thời gian dài, các cơ quan của cơ thể phải làm việc quá sức sẽ sản sinh ra nhiều chất cặn bã dư thừa từ hoạt động chuyển hóa của tế bào, điều này sẽ làm tăng gánh nặng đối với hoạt động chuyển hóa thải trừ và giải độc của gan.
Từ đó, chức năng gan bị ảnh hưởng từ từ, âm thầm và lâu dài. Đồng thời, thức khuya kéo dài làm đảo lộn nhịp sinh học của cơ thể, điều đó có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bạn làm giảm khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus viêm gan B.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài