Đời sống

7 loại củ mọc mầm cực độc tàn phá gan, có thể gây chết người

Có một số thực phẩm khi mọc mầm sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng vốn có, sinh ra nhiều độc tố cực độc, gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

5 loại thực phẩm giàu sắt cực kỳ tốt cho mẹ bầu và thai nhi phát triển / Củ cải ngon bổ nhưng rất kỵ 5 loại thực phẩm, đặc biệt là món số 2

Khoai tây mọc mầm
7 loai cu moc mam cuc doc tan pha gan khung khiep tham chi gay chet nguoi giadinhvietnam (2)

(Ảnh: Tiền Phong)

Khoai tây là loại thực phẩm rất phổ biến với hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng khoai tây mọc mầm tuyệt đối không nên sử dụng bởi chúng có chứa độc tố solaine. Chất độc này tập trung ở phần chân mầm, khiến khoai tây bị đắng. Mặc dù ngay cả sau khi khoai tây được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người.

Khoai lang

Tương tự như khoai tây, khoai lang mọc mầm cũng có thể gây ngộ độc tố gây hại cơ thể. Sau khi mọc mầm, lớp biểu bì củ khoai lang sẽ xuất hiện những đốm đen và độc tố sẽ được thải ra. Ngay cả khi được nấu chín ở nhiệt độ cao độc tố vẫn còn, có thể làm hỏng dần chức năng gan ở người. Do đó, bạn tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi đã mọc mầm để bảo vệ sức khỏe.

Gừng mọc mầm
7 loai cu moc mam cuc doc tan pha gan khung khiep tham chi gay chet nguoi giadinhvietnam (1)

Gừng mọc mầm có thể sinh ra chất lưu huỳnhgây độc cho gan (Ảnh minh họa)

Gừng mọc mầm là hiện tượng thường gặp trong bếp các gia đình và chúng ta vẫn thường sử dụng chúng. Gừng mọc mầm không những mất hết giá trị dinh dưỡng vốn có mà còn có thể gây độc cho cơ thể, bởi chúng sinh ra chất độc lưu huỳnh và gây độc cho gan.

Do đó, khi lựa chọn gừng bạn nên chọn những củ tươi sáng, cầm chắc tay, không dập, không bị mọc mầm để đảm bảo sức khỏe.

 

Củ sắn

Khi củ sắn mọc mầm sẽ sinh ra chất alkaloid solanine, chính điều này khiến cho thực phẩm này trở thành loại củ cực độc. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Để bảo vệ sức khỏe của mình bạn không ăn những củ đã mọc mầm và khi chế biến phải gọt vỏ thật kĩ, cắt bỏ hai đầu củ và luộc chín.

Một số loại cây họ đậu

Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có những trướng hợp “ngoại lệ”.

Có một số loại đậu như: đậu kiếm, đậu ván, đậu mèo, đậu trứng chim,… có hàm lượng lớn glucoside sinh acid cyanhydric giống như trong măng và sắn có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Vì thế khi những loại thực phẩm này mọc mầm bạn không nên ăn để bảo vệ sức khỏe bản thân tốt nhất.

Lạc
7 loai qua moc mam cuc doc tan pha gan khung khieo tham chi gay chet nguoi giadinhvietnam

Ăn lạc mọc mầm làm tăng nguy cơ ung thư (Ảnh minh họa)

Lạc mọc mầm cực kỳ gây hại cho sức khỏe, bạn cần phải loại bỏ chúng ra khỏi gian bếp của mình. Khi lạc mọc mầm sẽ sinh ra độc tố aflatoxin cực kỳ nguy hiểm. Độc tố này chủ yếu gây nhiễm độc gan, không những vậy aflotoxin còn là độc tố gây ung thư rất bền ở nhiệt độ cao. Sau khi ăn, nó sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư ở người.

 

Khoai môn

Mặc dù bản chất của khoai môn là loại củ đã mọc mầm, chỉ là khi sử dụng người ta cắt bỏ phần thân và lá. Tuy nhiên, nếu lại mọc mầm lần nữa thì các chất dinh dưỡng trong nó sẽ mất đi hoặc biến chất có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm