Đời sống

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn

Nếu như biết được những mẹo vặt nho nhỏ này thì quá trình chăm con của các mẹ sẽ đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Khi bị dị ứng thức ăn, phải làm sao? / Dạy con cách sử dụng Internet an toàn

1. Huấn luyện con dùng bô

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 1.

Đây là một quá trình từng bước đòi hỏi sự kiên nhẫn. Bô phải luôn ở cùng một nơi mà trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy và cha mẹ không nên bao giờ ép buộc trẻ.

Khi bắt đầu huấn luyện, đừng quên khen ngợi con bạn mỗi khi chúng ngồi bô. Kết quả không thành vấn đề dù con đi vệ sinh thành công hay ngồi bô mà vẫn mặc nguyên quần.

Bí kíp này được trích từ cuốn sách "Một đứa trẻ độc lập" hay "Làm thế nào để trở thành một bà mẹ lười biếng" của tác giả Anna Bykova.

2. Ngăn chặn cơn giận dữ của con

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 2.

- Giấu tất cả những thứ mà con có thể chạm vào.

- Chỉ cho trẻ một vật mới hoặc hứa sẽ làm một điều gì đó thú vị hơn nữa. Anna chia sẻ "Tôi luôn mang theo một chai bong bóng bên mình, một quả bóng bay mà tôi có thể thổi lên trong trường hợp khẩn cấp hoặc đồ chơi nhỏ và rẻ tiền".

- Hãy thử cách tiếp cận và nói với con: "Tất nhiên con sẽ được làm điều đó nhưng sẽ phải đợi cho đến khi con lớn hơn một chút" hoặc "Con có thể chơi nhưng trước đó, hãy ngủ một chút nhé!".

- Đề nghị một giải pháp thay thế và trẻ sẽ cư xử theo cách bố mẹ muốn. Ví dụ: Bố mẹ có thể hỏi: "Con chọn chú lính đồ chơi hay ôtô trước?".Thật không may, kỹ thuật này không hoạt động lâu. Sau một độ tuổi nhất định, đứa trẻ có thể sẽ từ chối thực hiện cả hai hành động.

3. Quản lý cơn giận dữ của con

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 3.

Nếu không thể ngăn cơn giận dữ của con, bố mẹ có thể làm như sau:

- Chuyển sự chú ý của con sang một thứ khác.

- Hãy giữ thói quen bình tĩnh. Ví dụ, mẹ có thể nhẹ nhàng thổi vào mắt con để lau khô nước mắt.

- Bố mẹ cũng có thể thử các phương pháp khác mà không có rủi ro về sức khỏe của trẻ. Đừng mắng con hoặc nhốt chúng một mình trong phòng. Thay vào đó hãy chia sẻ cảm xúc của mình ra: "Bố mẹ nghĩ con muốn khóc ngay bây giờ. Khi nào con khóc xong, chúng ta sẽ làm một số điều vui vẻ hơn nhé!".

4. Cho một đứa trẻ kén ăn ăn

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 4.

- Khi mẹ cho trẻ ăn những món ăn đa dạng và nhiều màu sắc, hãy nhớ điều quan trọng nhất là không cố gắng thuyết phục chúng. Hãy để con thực sự đói. Sự thèm ăn luôn tốt hơn khi nó liên kết với những cảm xúc tích cực.

- Nếu để trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn, hãy cho chúng cơ hội thử các nguyên liệu khác nhau và chọn sản phẩm ở siêu thị, mẹ sẽ không bao giờ phải đối mặt với vấn đề kén ăn nữa.

- Khi mẹ muốn cho con ăn nhiều hơn thực tế chúng cần, hãy dành chút thời gian và suy nghĩ: Tại sao tôi lại làm thế? Có phải từ khuôn mẫu đã có trước đây không? Hay tôi sợ rằng đứa trẻ vẫn đói?... Trẻ ăn khi chúng đói. Nuôi con bằng vũ lực không phải là cách tốt nhất để thể hiện tình yêu của cha mẹ.

5. Kích thích sự thèm ăn của con

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 5.

Nếu đứa trẻ không ăn bất cứ thứ gì trong bữa ăn, thì hãy cho chúng ăn đồ ăn nhẹ giữa các bữa. Cố gắng tránh các sản phẩm có hương vị nhân tạo. Khi đứa trẻ đã quen với chúng thì thực phẩm lành mạnh sẽ có mùi vị kém hấp dẫn. Cho trẻ ăn ít đồ ngọt và cho con đi bộ thường xuyên hơn để giúp chúng trở nên năng động. Điều này sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự thèm ăn.

6. Cho con đi ngủ

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 6.

Anna chia sẻ những quan sát và phương pháp của riêng cô mà cô đã sử dụng khi làm việc trong một lớp mẫu giáo.

- Liệu pháp định hướng cơ thể: Mẹ ngồi trên ghế cạnh giường con, đặt một tay lên đùi con, nhẹ nhàng cố định chân của con và tay kia đặt lên vai con. Sau đó mẹ thực hiện những động tác lắc lư rất nhẹ nhàng. Kỹ thuật này cho phép con đạt được sự thư giãn cơ bắp, cũng như làm dịu hệ thống thần kinh.

- Nhịp thở: Đặt tay lên cơ thể trẻ, mẹ cố gắng bắt chước hơi thở của chúng. Mẹ dần dần bắt đầu thở sâu hơn. Rồi rung rung con một chút. Nhờ thở sâu và chuyển động nhẹ nhàng, những đứa trẻ sẽ ngủ thiếp đi nhanh chóng.

- Đọc sách: Khi mẹ đọc một cuốn sách thì điều cần thiết là đọc chậm, tạm dừng để làm cho hơi thở trở nên trơn tru và dần dần làm chậm tốc độ nói. Nếu mẹ làm điều này đúng, mẹ sẽ nhận thấy sự chậm lại trong hơi thở của người nghe.

7. Cho trẻ quen ngủ một mình

7 mẹo hữu ích khi nuôi con các mẹ đều ước giá như mình biết sớm hơn - Ảnh 7.

- Hãy cho con tiếp xúc với một biểu tượng của một giấc ngủ bình tĩnh. Nó có thể là một món đồ chơi mà trẻ sẽ ôm khi ngủ. Và nó sẽ dễ dàng giúp con ngủ không chỉ trên giường mà ở bất cứ nơi nào.

- Chuyển đến một chiếc giường mới cùng nhau. Nếu đứa trẻ đã ngủ với bố mẹ, người mẹ có thể ngủ với chúng trên giường mới ngay từ đầu. Bằng cách này, đứa trẻ sẽ quen với chiếc giường mới cùng với mẹ của chúng, và rồi cuối cùng sẽ sẵn sàng ngủ một mình.

- Mẹ có thể chọn ra những tấm ga trải giường mới hoặc một số phụ kiện khác cùng với con: Những ngôi sao phát sáng trên trần nhà, đèn ngủ dễ thương... là những lựa chọn hoàn hảo.

Theo helino.ttvn.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm