Khi bị dị ứng thức ăn, phải làm sao?
10 thực phẩm giúp chống lại các cơn đau / 7 thực phẩm giúp bạn sống lâu hơn
Dị ứng thức ăn xuất hiện ở trẻ nhỏ nhiều hơn người lớn và tỷ lệ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên.
Phân biệt dị ứng thức ăn và không chấp nhận thực phẩm
Một số người sau khi sử dụng thực phẩm nào đó xuất hiện các triệu chứng khó chịu như tiêu chảy, buồn nôn, chóng mặt… thường hay nghĩ là bị dị ứng với thực phẩm đó. Điều này không hoàn toàn chính xác. Bên cạnh dị ứng thực phẩm, còn có hiện tượng gọi là “không chấp nhận thực phẩm”. Đây là hai hiện tượng khác nhau.
Dị ứng thực phẩm: Là một đáp ứng miễn dịch, các triệu chứng khó chịu như: Sưng, ngứa họng, miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, hoa mắt, chóng mặt, nổi ban đỏ, ngứa trên da. Nặng hơn là khó thở, huyết áp giảm, thậm chí tử vong... xuất hiện ngay cả khi chỉ ăn lượng thực phẩm rất nhỏ. Các thực phẩm gây dị ứng có thể kể đến ngũ cốc chứa gluten, giáp xác (tôm, cua...) và các sản phẩm từ giáp xác, trứng và các sản phẩm từ trứng, cá và các sản phẩm từ cá, sữa và các sản phẩm từ sữa,…
Dị ứng thực phẩm có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Một số trường hợp xuất hiện các triệu chứng muộn (vài ngày sau khi ăn thức ăn chứa dị nguyên) gồm viêm da, hen, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ho dai dẳng, chảy nước mũi, táo bón, ra mồ hôi, biếng ăn, giảm tập trung và ngủ kém. Mức độ nặng hay nhẹ của bệnh phụ thuộc vào thời gian xuất hiện phản ứng sau khi ăn, lượng thức ăn đã tiêu thụ và cơ địa của người bệnh.
Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng.
Không chấp nhận thực phẩm: Thường là đáp ứng của hệ tiêu hóa với thực phẩm hơn là đáp ứng của hệ miễn dịch. Các triệu chứng khó chịu xuất hiện chỉ khi ăn một lượng lớn thực phẩm, các triệu chứng nhẹ hơn nhiều so với dị ứng thực phẩm. Tùy vào cơ địa nhạy cảm, một số người có thể có tính không chấp nhận thực phẩm với bất kỳ thực phẩm nào như bia, rượu, cà phê, phụ gia thực phẩm… Tính không chấp nhận thực phẩm phổ biến hơn so với tính dị ứng thực phẩm. Những triệu chứng của tính không chấp nhận thực phẩm thường chỉ thoáng qua, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
Điều trị như thế nào?
Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên.
Loại bỏ thực phẩm gây dị ứng ra khỏi khẩu phần.
Với người lớn đã có quá trình ăn và bị dị ứng thức ăn thì phải thay đổi thói quen ăn uống và tránh ăn các loại thực phẩm đã và dễ gây dị ứng.
Đối với trẻ em, khi bắt đầu ăn dặm nên dùng các thực phẩm ít dị ứng như gạo và các loại củ. Trẻ lớn hơn thì tránh dùng các loại thức ăn chế biến theo lối công nghiệp như thịt lợn xông khói, thịt lợn muối, các chất nhuộm màu, gia vị nhân tạo. Khi biết trẻ dị ứng với một loại thức ăn nào đó, nên loại bỏ nó ra khỏi thực đơn của trẻ. Không nên chế biến hoặc đựng thức ăn của trẻ trong các dụng cụ có dính các thức ăn mà trẻ dị ứng.
Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị. Với trẻ có tiền sử dị ứng thực phẩm, cần lưu ý khi lựa chọn thực phẩm, xem kỹ thành phần thực phẩm và các chất phụ gia được ghi trên nhãn mác trước khi mua và cũng cần mang theo thuốc chống dị ứng để điều trị kịp thời.
Khi bị dị ứng nhẹ, cơ thể có thể tự điều chỉnh mà không cần dùng thuốc. Nếu có biểu hiện nặng, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế điều trị.
Trong một số trường hợp cần chẩn đoán chính xác tác nhân gây dị ứng, người bệnh có thể đến các Khoa Dị ứng - Miễn dịch tại các bệnh viện để thăm khám kiểm tra các test dị nguyên.
Tuy nhiên, dị ứng thức ăn không kéo dài suốt cả đời, chính vì thế bạn không cần bắt trẻ kiêng khem kéo dài một loại thực phẩm nào cả. Sau một thời gian, bạn có thể cho trẻ ăn lại thức ăn đó (ngoại trừ những món gây phản ứng dị ứng cấp tính như sốc phản vệ).
Một số thức ăn có mẫn cảm chéo với các thức ăn gây dị ứng cũng cần được loại trừ khỏi bữa ăn của trẻ, như sữa dê với sữa bò, thịt bò (thịt bê) với thịt cừu thường mẫn cảm chéo với nhau trong 50 - 90% trường hợp, giữa các loại cá, các loại đậu cũng thường có mẫn cảm chéo với nhau.
Với những trẻ em bị dị ứng với sữa, các bà mẹ cần lưu ý đọc kỹ thành phần của các loại sữa bột hoặc bột dinh dưỡng trước khi sử dụng cho con. Tốt nhất là nên gặp chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên hữu ích về việc lựa chọn sữa cho trẻ.
Một số trường hợp dị ứng thức ăn ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ xuất hiện dị ứng sớm, thì dị ứng sẽ giảm và mất dần tính mẫn cảm với thức ăn đó sau một thời gian do sự dung nạp miễn dịch của cơ thể. Trong những trường hợp này, khi trẻ lớn lên có thể thử dùng lại các thực phẩm đã từng gây dị ứng một cách thận trọng. Lưu ý là những trường hợp dị ứng thực phẩm xuất hiện muộn hoặc dị ứng với một số loại thực phẩm như lạc, tôm, cá, thì tình trạng dung nạp miễn dịch này thường không xảy ra và không nên thử dùng lại các thức ăn đã từng gây dị ứng. Tương tự, những trẻ đã từng bị sốc phản vệ do thức ăn cũng không nên thử dùng lại các thức ăn đó.
Việc loại trừ một số thực phẩm ra khỏi chế độ ăn của trẻ có thể dẫn đến sự mất cân đối của chế độ ăn và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, do đó tốt nhất các bà mẹ nên tham khảo ý kiến của các nhà dinh dưỡng học để tìm được một chế độ ăn thích hợp cho con mình, việc bổ sung các vitamin và muối khoáng có thể là cần thiết.
Sử dụng thuốc
Sử dụng các thuốc chống dị ứng trong điều trị dị ứng thức ăn nhằm giảm bớt hoặc ngăn ngừa sự xuất hiện của các triệu chứng, khi trẻ bị dị ứng với nhiều loại thức ăn hoặc khi không thể tránh được thức ăn gây dị ứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc phải do bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi chặt chẽ.
Sử dụng thuốc điều trị dị ứng cần được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và theo dõi.
Biện pháp phòng tránh
Đối với người lớn, việc phòng tránh dị ứng thực phẩm khá dễ dàng. Như trên đã nêu, chỉ bằng cách tránh các loại thực phẩm mình đã từng bị dị ứng là đã có thể loại trừ được rất nhiều khả năng dị ứng thực phẩm. Tuy nhiên, đối với trẻ em, cơ thể trẻ rất mong manh, lại không biết tự bảo vệ mình trước các loại thực phẩm và dễ bị biến chứng nặng với các dị ứng. Do đó, cha mẹ không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản. Các nhà khoa học gọi đó là “tiến trình dị ứng”. Vì vậy, dựa vào tiền sử gia đình để xác định nguy cơ dị ứng cho trẻ ngay từ khi mang thai là cần thiết. Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:
Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ đang cho con bú.
Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò (tư vấn nhân viên y tế).
Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, mỗi tuần nên sử dụng 1 loại thức ăn mới để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi), những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.
Đối với trẻ lớn hơn, đã đi mẫu giáo, đi học… thì gia đình cần cho nhà trường biết về nguy cơ dị ứng thức ăn của trẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thấy con rể dành hẳn một tầng làm bàn thờ bố mẹ mình lại còn khấn mấy câu khó chịu, mẹ vợ lập tức tung đòn phủ đầu khiến anh câm nín.
Chấp nhận làm vợ lẽ, chăm sóc chồng ung thư suốt 3 năm với hy vọng đổi đời để rồi nhận lại cái kết phũ phàng
Không ngờ tiền gửi cho bố bị mẹ kế rút hết, tôi quyết định về quê một chuyến thì vỡ lẽ mọi chuyện
5 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may lớn, tài lộc tràn về như nước
Con tròn 1 tuổi anh rể mở tiệc linh đình, tàn tiệc anh nói 1 câu bố tôi ốm liệt giường
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà