7 món mì nổi tiếng nhất ở Trung Quốc, nhất định phải nếm thử khi tới đây
Ăn 4 loại thực phẩm này thường xuyên để bổ thận tráng dương / 5 lợi ích sức khoẻ của quả mận
Mì là món ăn không hề xa lạ trong văn hoá châu Á. Món ăn này đã có lịch sử hơn 4000 năm.
Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản là bột mỳ nhào với nước, sau đó cán, ép, cắt hay nhào, kéo, … người ta đã tạo ra được vô số các loại mì khác nhau.
Ở Trung Quốc, mì là một loại thực phẩm được dùng rất nhiều trong các bữa ăn hằng ngày, tại mỗi địa phương, món ăn này lại có một nét đặc trưng riêng.
Sau đây là 7 món mì nổi tiếng ngon nhất ở Trung Quốc mà nếu có dịp ghé tới quốc gia này, các bạn nhất định phải nếm thử.
Mì bò Lan Châu
Mì bò Lan Châu là một món đặc sản nổi tiếng ở Lan Châu, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc. Một bát mì bò Lan Châu đạt chuẩn phải hội tụ đủ 5 đặc điểm đó là: “Một trong, hai trắng, ba đỏ, bốn xanh, năm vàng”.
“Một trong” có nghĩa là nước dùng từ xương bò phải vừa trong, vừa thanh. “Hai trắng” là món củ cải ăn kèm phải trắng tinh, giòn, ngọt. “Ba đỏ” là màu sắc từ dầu ớt cay nồng.
“Bốn xanh” là chỉ rau cải và hành lá điểm tô thêm màu sắc tươi mát cho bát mì. Và cuối cùng “năm vàng” là chỉ sợi mì vàng óng, dai mềm đủ độ.
Khi tất cả những nguyên liệu này kết hợp lại với nhau sẽ tạo nên một hương vị vô cùng ấn tượng và hấp dẫn.
Món ăn này cũng được Hiệp hội ẩm thực Trung Quốc bình chọn là “Trung Hoa đệ nhất mì”.
Ảnh minh họa
Mì Biang Biang
Tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được ví như là “vương quốc của mì ống”, bởi vậy không ngạc nhiên khi ở nơi đây có rất nhiều món mì kỳ lạ, trong đó phải kể đến món mì Biang Biang.
Đây là món mì có truyền thống lâu đời nổi tiếng khắp vùng Tây An. Tên gọi Biang Biang là chỉ âm thanh vui tai khi người ta kéo căng bột mì lúc nhào.
Sợi mì Biang Biang rất to và dày, bản rộng từ 2 – 3cm, chúng được ăn kèm với thịt om, rau xanh, tương, dấm cùng rất nhiều ớt, tỏi thái hạt lựu, cuối cùng được chan thêm một chút dầu nóng trước khi mang cho thực khách thưởng thức.
Món ăn này được xếp thứ nhất trong “Thiểm Tây Thập Đại Quái” (10 điều kỳ lạ nhất ở Thiểm Tây), trong đó sợi mì Biang Biang được người ta ví như những cái “dây buộc quần”.
Mì cắt Sơn Tây
Mì cắt là món mì được người dân tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc thường ăn hằng ngày.
Loại mì này có đặc điểm là sợi mì được cắt trực tiếp từ một khối bột to bằng một con dao đặc biệt hình vòng cung.
Người đầu bếp tay trái cầm bột, tay phải cầm dao, cổ tay linh hoạt, lực tay đều và ổn định.
Mỗi lần người đầu bếp xuống tay là một sợi mì lại bay vòng cung giữa không trung rồi rơi vào nồi nước dùng, cứ lần lượt như vậy hết dao này đến dao khác.
Một người đầu bếp giỏi mỗi phút có thể cắt khoảng 200 sợi mì. Sợi mì cắt ở giữa dày, bên rìa mỏng, góc cạnh rõ ràng, có hình dạng giống như chiếc lá liễu, mềm mềm không dính, vô cùng dai ngon.
Mì cắt được ăn kèm với những loại nước dùng được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau như thịt heo, cà chua, thịt cừu, nấm, trứng,…
Chúng cũng được ăn kèm với những loại rau tươi theo mùa, chẳng hạn như dưa chuột bào sợi, giá đỗ, lá hẹ, …
Mì hầm thịt cừu Hà Nam
Mì hầm thịt cừu là món đặc sản nổi tiếng ở Hà Nam, Trung Quốc. Đặc trưng của món ăn này là nước dùng được hầm từ thịt và xương cừu trong vòng 5 tiếng đồng hồ.
Bởi được hầm lâu như vậy nên nước dùng có màu trắng đục, xương và thịt cừu trở nên vô cùng mềm.
Sợi mì cũng được làm rất công phu, người đầu bếp phải liên tục nhào rồi ủ cho bột nghỉ, lặp đi lặp lại công đoạn này từ 3-4 lần thì sợi mì mới dai ngon.
Mì hầm thịt cừu có hương vị thơm ngon, sợi mì dai, nước dùng đậm đà nhưng cũng không kém phần thanh dịu, miếng thịt mềm như tan trong miệng nên được rất nhiều người ưa thích.
Mì chiên tương Bắc Kinh
Mì chiên tương hay còn được biết đến nhiều hơn với tên gọi Zhajiangmian hay mì tương đen.
Những sợi mì to bản được trộn với một loại sốt đậu tương chao qua trong dầu nóng, đó là lý do vì sao món mì này lại được gọi là mì chiên tương.
Nước sốt mì thường làm từ thịt băm sào cùng với nước sốt đậu tương đặc biệt có màu đen đặc trưng.
Chúng thường được ăn kèm với dưa chuột, củ cải thái sợi, đậu xanh, giá đỗ, rau cải,…
Khi ăn, người ta sẽ trộn đều các nguyên liệu với nhau để thấm đẫm hương vị của nước sốt tương và thưởng thức.
Mì khô nóng Vũ Hán
Đây là một món mì trộn đặc trưng của Vũ Hán. Muốn có một tô mì khô nóng ngon đúng chuẩn thì sợi mì phải là mì tươi, được chế biến từ sáng sớm.
Mỗi khi có thực khác gọi món, người đầu bếp mới mang mì đi trụng nước sôi, sau đó cho thêm nước sốt đậu nành, vừng cay cùng một số món ăn kèm như đậu đũa ngâm, củ cải cay,…
Lượng nước sốt cho vào tô mì phải đủ để tráng đều quanh toàn bộ sợi mì, giúp cho mì nóng nhưng vẫn giữ được độ khô vừa đủ.
Những sợi mì khô nóng dẻo dai, nước sốt thơm ngon, đậm đà cùng với hương vị của những món ăn kèm tạo cho bát mì khô nóng Vũ Hán một sự quyến rũ lạ thường.
Mì Dan Dan Tứ Xuyên
Là một món ăn thuộc về vùng ẩm thực Tứ Xuyên nên chắc chắn món mì Dan Dan này cũng phải có hương vị “cay xè lưỡi”.
Món ăn này không quá cầu kỳ, chỉ đơn giản có sợi mì trứng, thịt xay, tỏi tươi, đậu phộng rang và một số loại rau ăn kèm.
Tuy nhiên, điều làm nên sự đặc biệt của món mì này chính là phần nước sốt làm từ hạt cải muối (Yacai) và ớt chưng Tứ Xuyên.
Đầu tiên, người ta sẽ cho nước sốt vào bát, tiếp đến là phần mì đã được trụng nước sôi, cuối cùng nêm nếm thêm gia vị và các loại đồ ăn kèm.
Khi ăn, thực khách sẽ trộn đều các nguyên liệu với nhau và thưởng thức. Sợi mì Dan Dan mỏng nhưng giòn, có bị hơi mặn và cay nồng đặc trưng của vùng Tứ Xuyên, vô cùng hấp dẫn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ