8 lưu ý khi bảo quản trứng để luôn tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng tại nhà: Thời hạn sử dụng của trứng thực sự rất ngắn, 99% mọi người đang lưu trữ sai cách
Mùa dịch bảo quản thực phẩm thế nào? / Hướng dẫn chọn và bảo quản sữa đúng cách
Thời hạn bảo quản trứng trong tủ lạnh
Trứng càng tươi thì càng có nhiều cách chế biến, còn trứng ít tươi thì nên nấu lâu để tránh bị ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Internet
Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần trứng không có mùi gì đặc biệt là được nhưng thực tế điều này là hoàn toàn sai lầm. Trứng không thể bảo quản được lâu dù để ở nhiệt độ thường hay trong tủ lạnh. Trứng chỉ có thể bảo quản trong khoảng 40 ngày khi nhiệt độ từ 2 ° C ~ 5 ° C, 15 ngày ở nhiệt độ phòng vào mùa đông và 10 ngày ở nhiệt độ phòng vào mùa hè.
Trứng từ 1-9 ngày: Đối với trứng đặc biệt tươi, chúng có thể được ăn sống, chẳng hạn như làm sốt mayonnaise từ lòng đỏ, hoặc đánh tan lòng trắng trứng thành bánh trứng đường để làm mousse sô cô la hoặc chỉ chế biến chín tương đối.
Trứng từ 9-14 ngày: Trứng trong khoảng thừi gian này có thể luộc hoặc nướng.
Trứng từ 14-21 ngày: Cầnthời gian nấu lâu hơn một chút.
Trứng từ 21-28 ngày: Khi chế biến nên nấu kỹ hơn một chút và chú ý đến mùi cũng như màu sắc của trứng. Nếu trứng có hiện tượng lạ nên bỏ ngay để tránh ngộ độc thực phẩm.
Cách bảo quản trứng tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng
1. Không rửa trứng bằng nước trước khi bảo quản
Vỏ trứng có một lớp màng bảo vệ trứng khỏi một số vi khuẩn. Lớp màng này dễ tan trong nước. Vì vậy, khi rửa quá nhiều lần, trứng sẽ dễ bị vi khuẩn làm hỏng và hư hỏng trong quá trình bảo quản. Do đó, hãy dùng khăn mềm, ướt để lau sạch trứng trước khi cất chúng vào tủ lạnh. Tuy nhiên, trước khi chế biến, bạn nên rửa trứng thật sạch để an toàn cho sức khỏe.
2. Không cho trực tiếp vào tủ lạnh
Hộp đựng trứng có thể bảo vệ trứng khỏi mùi của các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Ảnh: Internet
Trên bề mặt trứng mới mua có nhiều loại vi khuẩn, nếu để trực tiếp vào tủ lạnh sẽ gây hại cho môi trường trong tủ lạnh và ảnh hưởng đến các nguyên liệu khác. Trứng nên được cho vào các túi hay hộp sạch và trên giá đựng trứng trong tủ lạnh để bảo quản.
3. Đặt đầu nhọn xuống khi bảo quản trứng
Đây là cách mà các nhà sản xuất trứng bảo quản trứng trong các hộp đựng trứng. Khi đặt đầu nhọn xuống, lòng đỏ trứng có thể nằm ở giữa, và khoang khí sẽ không bị nén. Điều này có thể kéo dài thời gian bảo quản trứng.
4. Quét một lớp dầu
Cách bảo quản trứng đơn giản nhất là bôi lên trứng một lớp dầu thực vật như dầu cải, dầu vừng… trứng có thể để được đến 36 ngày. Cách này thích hợp với nhiệt độ từ 25 – 32 độ C.
5. Để cùng với các loại đậu
Không để chung trứng với hành tây, gừng vì sẽ khiến trứng nhanh hư hỏng, ung thối. Ảnh: Internet
Có thể để chung trứng vào cùng với các loại lương thực phụ như đậu tương, đậu đen, đậu xanh… như vậy trứng cũng có thể bảo quản trứng trong một thời gian dài mà không sợ bị hỏng.
6. Đặt trứng trong bã chè
Muốn bảo quản trứng lâu trong 2 đến 3 tháng mà không lo bị hỏng thì các mẹ chỉ cần cất trứng vào trong bã chè khô sạch và để nơi thoáng mát. Nhà mình thường bảo quản trứng theo cách này và chưa bao giờ trứng bị hỏng hết.
7. Vùi trong muối khô mịn
Dùng một thùng gỗ, rắc một lớp muối dưới đáy thùng rồi xếp trứng vào, cứ một lớp trứng là một lớp muối, chèn chặt các khoảng trống giữa các quả trứng bằng muối. Cách này sẽ giữ được trứng trong vòng 1 năm, khi ăn sẽ không bị mặn.
8. Đặt ở khu vực giữa của tủ lạnh
Hầu hết chúng ta để trứng vào cửa tủ lạnh vì ngăn trứng nằm ở đó. Tuy nhiên, điều này là sai. Cánh cửa tủ là nơi luôn được mở ra thường xuyên chính vì vậy nhiệt độ ở cánh tủ không đều, có có thể là nơi nóng nhất của tủ. Chính vì vậy, trứng khi được bảo quản ở cánh tủ lạnh sẽ nhanh hỏng hơn.
Ngoài ra, phần giữa tủ là nơi lạnh nhất rất thích hợp để bảo quản tươi thực phẩm. Do đó, nên để trứng ở giữa tủ là tốt nhất.
Thêm vào đó, nếu trứng đã được bảo quản trong tủ lạnh, không nên lấy ra và để ở môi trường ngoài. Các hạt nước li ti đọng trên vỏ trứng sẽ thấm vào và khiến trứng mau hỏng hơn.
Nên ăn trứng như thế nào cho tốt
Các loại trứng đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Nhưng nếu biết cách ăn, từng loại trứng sẽ phát huy hiệu quả dinh dưỡng. Ảnh: Internet
Các loại trứng đều có giá trị dinh dưỡng như nhau. Nhưng nếu biết cách ăn, từng loại trứng sẽ phát huy hiệu quả dinh dưỡng trong trứng hơn.Ví dụ, với người có bệnh lý rối loại chuyển hóa chất béo, tim mạch nên lựa chọn ăn trứng gà so tốt hơn trứng cút và trứng vịt. Trẻ nhỏ, ở giai đoạn này cần nhiều vitamin A, nhóm B, folate nên ăn trứng cút hoặc trứng gà. Người trưởng thành nên ăn trứng vịt sẽ có nhiều năng lượng để lao động và học tập. Tuy nhiên, người có chế độ ăn kiêng thì nên lưu ý không ăn trứng vịt do nhiều năng lượng.
Để ăn trứng an toàn cho sức khỏe bác sĩ lưu ý: Ăn trứng chín sẽ tốt cho sức khỏe và dễ tiêu hóa. Trứng sống có thể gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu hoặc nguy cơ nhiễm vi khuẩn dễ bị tiêu chảy. Nên chọn trứng tươi để có giá trị dinh dưỡng cao nhất. Khi sử dụng trứng cần lưu ý phải rửa thật sạch sau đó đập trứng để chế biến.
Trứng là một thực phẩm bổ dưỡng nhưng ăn quá nhiều không tốt. Nên ăn trứng kết hợp đan xen với các thực phẩm khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giải mã giấc mơ thấy người đã khuất xuất hiện trở lại
Từ cuối tháng 11: Sao tài lộc rực sáng, 4 con giáp bứt phá và hưởng lộc lớn
Tử vi ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn sự nghiệp thăng tiến, thu hoạch lợi nhuận khủng từ kinh doanh
Từ ngày 22/11 đến cuối năm: Ba con giáp đón sóng may mắn, tài lộc hanh thông, sự nghiệp thăng tiến