Đời sống

8 sai lầm khi dùng tủ lạnh vào mùa hè gây ảnh hưởng sức khỏe

Tủ lạnh là đồ dùng thiết yếu trong gia đình, vào mùa hè đây là nơi “lý tưởng” bảo vệ thực phẩm xanh, tươi. Tuy nhiên, nếu sử dụng tủ lạnh không đúng cách sẽ làm đồ ăn không ngon, nhanh hỏng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trứng vịt lộn mua về cứ bảo quản theo cách này, giữ lâu mà vẫn ngon, không sợ già / Mẹo hay giúp bạn bảo quản nấm

1. Cho quá nhiều đồ ăn vào tủ lạnh

Để thuận tiện khi nấu ăn, mọi người thường sẽ mua rất nhiều đồ ăn về chất đầy tủ. Thói quen này vô tình làm thực phẩm đầy dinh dưỡng bị mất chất, ôi thiu, nhanh hỏng, thậm chí gây ngộ độc.

Vì khi nhồi nhét quá nhiều thức ăn vào tủ, có thể làm tủ bị quá tải, không làm lạnh hoàn toàn, một số ngóc ngách không nhận được khí lạnh nên đồ ăn dễ hỏng.

Nhồi nhét quá nhiều đồ và tủ lạnh sẽ làm tủ quá tải, làm lạnh kém (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, cũng không nên để tủ quá trống vì có thể gây lãng phí không gian trong tủ, làm lạnh lâu, tốn điện. Nếu quá ít thực phẩm, các bạn có thể xếp thêm vài chai nước để giúp làm lạnh nhanh hơn.

2. Không lau dọn tủ thường xuyên

Bao lâu bạn vệ sinh tủ một lần? Nhiều gia đình thường sẽ sẽ vệ sinh tủ 1 đến 2 lần/tháng, thậm chí nếu tủ chưa bẩn vẫn sẽ không lau dọn. Đây là sai lầm lớn khiến vi khuẩn - mầm mống gây bệnh phát triển, "xâm nhập" vào thực phẩm, gây hại sức khỏe.

Do đó, khi làm đổ nước hay rơi vãi một chút thức ăn, các bạn hãy lau dọn luôn. Mỗi tuần nên vệ sinh tủ từ 1 đến 2 lần. 3 đến 6 tháng nên vệ sinh toàn bộ tủ, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài với nước rửa chuyên dụng cho tủ lạnh.

Mỗi tuần nên vệ sinh tủ lạnh 1 đến 2 lần (Ảnh: Internet)

 

3. Để thực phẩm quá lâu ở trong tủ

Chắc hẳn đây là thói quen của rất nhiều gia đình, có đồ ăn thừa hay bất kỳ thực phẩm nào chưa dùng đều cho vào tủ lạnh trong một thời gian dài. Dù bạn có sử dụng nữa hay không thì nên vứt bỏ ngay hoặc gói lại cẩn thận, vì chúng sẽ tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.

4. Sắp xếp thực phẩm không đúng chỗ

Sắp xếp đồ trong tủ lạnh cũng cần có kỹ thuật, nếu bạn để các loại thực phẩm lẫn với nhau, chất chồng lên nhau sẽ làm những thực phẩm mềm dễ hỏng hơn, lây nhiễm vi khuẩn sang các thực phẩm khác, cụ thể:

- Để thịt sống gần với các loại rau ăn sống, đồ ăn chín, sẽ làm nhiễm vi khuẩn hoặc virus (nếu thịt có bệnh) từ thịt sống, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

- Không để trứng gà riêng biệt, vì ngoài vỏ trứng gà chứa rất nhiều vi khuẩn nên nếu để lẫn với đồ ăn khác sẽ dễ gây nhiễm khuẩn, gây hại cho sức khỏe con người.

- Để cơm nguội trong tủ lạnh sẽ làm vi khuẩn Bacillus cereus phát triển, lây lan, gây ra một số triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy…

 

Sắp xếp thực phẩm lẫn lộn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (Ảnh: Internet)

Một số lời khuyên cho bạn khi sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh:

- Ngăn đá: đây là khu vực có nhiệt độ thấp, phù hợp bảo quản thực phẩm sử dụng trong thời gian dài như thịt sống, cá, hải sản… Tuy nhiên nên cho đồ sống vào hộp kín để có thể làm thêm đá, kem giải khát ngày hè.

- Cánh cửa tủ: Nên để các loại gia vị hoặc thực phẩm khô.

 

- Kệ trên cùng ngăn mát: Nên để những đồ ăn thừa, đồ uống hoặc thực phẩm ăn liền vì khu vực này có nhiệt độ vừa, giữ đồ ăn tươi ngon hơn.

- Những kệ dưới: Có thể đặt sữa, bánh kẹo, hoa quả…

- Hộc tủ: Được thiết kế giúp duy trì độ ẩm thích hợp cho các loại rau, củ, quả. Vậy nên đây là nơi phù hợp để bảo quản rau, củ, quả luôn tươi.

5. Mở cửa tủ lạnh quá lâu

Tưởng chừng như vô hại, nhưng nếu bạn mở cửa tủ quá lâu, nhiều lần sẽ làm mất hơi lạnh, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào thực phẩm.

Vì vậy, khi lấy đồ nên lấy đồ nhanh, xác định những đồ cần lấy, tránh tình trạng mở tủ rồi mới bắt đầu suy nghĩ cần những thực phẩm gì.

 

6. Không vệ sinh đồ trước khi cho vào tủ

Khi mua đồ về mọi người thường sẽ để thẳng vào tủ, không vệ sinh thực phẩm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm thường sẽ chứa một số loại vi khuẩn. Chẳng hạn như rau xanh có vi khuẩn E Coli rất nguy hiểm, có thể gây nhiễm khuẩn đường tiểu, tiêu chảy nặng, nhiễm khuẩn máu.

Không rửa đồ trước khi vào tủ lạnh sẽ làm vi khuẩn phát triển và xâm nhập sang đồ ăn khác (Ảnh: Internet)

Thế nên, trước khi để đồ vào tủ, các bạn hãy sơ chế đồ với các bước đơn giản như rửa sơ thực phẩm cho sạch, cho vào các túi hoặc hộp đựng thực phẩm.

7. Lưu trữ đồ đã rã đông

Nhiều người sau khi rã đông thực phẩm nhưng không dùng hết đã cho đồ quay lại tủ. Nhưng lúc này vi khuẩn đã phát triển mạnh trong thực phẩm, nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài có thể mắc nhiều bệnh, sức khỏe suy giảm.

 

Tốt nhất bạn nên chia thực phẩm đủ ăn, trong trường hợp bắt buộc thì nên bảo quản và hộp hoặc túi, để riêng ra một khu vực và ăn càng sớm càng tốt.

8. Sử dụng túi ni lông để bảo quản thực phẩm

Túi ni lông có chứa nhiều chất độc hại cho cơ thể, nhất là chất tạo màu, làm tăng nguy cơ gây ung thư. Hơn nữa, túi ni lông chứa nhiều vi khuẩn nên khi dùng để bảo quản thực phẩm dễ gây hại đến sức khoẻ.

Để bảo quản thực phẩm, các bạn nên dùng túi chuyên dụng đựng thực phẩm hoặc dùng hộp nhựa xịn, hộp thủy tinh.

Nhìn chung, để bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh, các bạn nên sắp xếp đồ ăn hợp lý, vệ sinh tủ thường xuyên, tránh để đồ ăn quá lâu trong tủ. Luôn duy trì tủ trong trạng thái sạch sẽ - đồ vừa đủ - nhiệt độ thích hợp sẽ đảm bảo thực phẩm tươi ngon.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm