9 điều này người trí thức, thông minh sẽ không bao giờ nói
Nếu đang gặp bế tắc trong cuộc sống, hãy làm ngay 6 điều này / Top con giáp tiền nằm trong tầm tay, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu vào 35 ngày tới
10 điều mà người có học thức sẽ không nói
1. Không nói nhiều
Bệnh đi vào từ miệng, họa từ miệng mà ra. Đừng nói quá nhiều, nói nhiều ắt sẽ lỡ lời. Người ta thường có câu: “Nói dai, nói dài thành nói dại”.
2. Không ăn nói lung tung
Những người trí thức không ăn nói lung tung, nói chuyện phải biết cân nhắc nặng nhẹ. Thường xuyên ăn nói lung tung sẽ hay phải hối tiếc vì những gì mình đã “buột miệng” nói ra..
3. Không nói một cách hời hợt
Đừng nói năng hời hợt, những người không biết coi trọng lời nói của mình sẽ dễ bị người khác oán trách. Đừng dễ dàng hứa hẹn với người khác. Dễ dàng hứa hẹn nhưng không thực hiện sẽ đánh mất niềm tin của mọi người.
4. Không nói thẳng thừng
Người thông minh không ăn nói thẳng thừng mà không màng đến hậu quả, nếu không sẽ kéo theo nhiều điều phiền phức. Thay cách nói thẳng thừng, “dội nước lạnh vào đầu người khác” bằng cách nói nhẹ nhàng hòa ái; thay cách nói lạnh lùng bằng một chút nhiệt tình, quan tâm đến cái tôi của người khác, đặt sự tự tôn của họ lên hàng đầu.
Ngạn ngữ Anh có câu: “Lời nói đẹp là chi phí thấp nhất để thu lợi cao nhất”.
5. Không nói lời khoe khoang
Nhiều người thích khoe khoang, tự mãn về chính mình, đi khắp nơi tự quảng cáo về tài năng của mình. Người khác nghe vào đều cảm thấy khó chịu. Tự khoe khoang ắt không phải là tính cách của người quân tử. Chỉ có kẻ tiểu nhân nhỏ mọn, tài hèn sức yếu mới “thùng rỗng kêu to”, đi khắp nơi khoe mẽ mà thôi.
Thay vì nói nhiều, bạn hãy thể hiện tất cả bằng hành động. Chỉ có hành động tốt mới khiến bạn được người khác đánh giá cao và nể phục mà thôi.
6. Không nói lời dối trá
Trong “5 giới cấm” của Phật giáo thì “nói dối” được cho là rất nghiêm trọng. Nói dối có thể khiến lòng người ly tán, mang họa thay phúc, vừa hại người khác, lại rước họa cho mình. Người ta đều coi thường những kẻ gian dối. Nói dối cũng là bước đầu tiên dẫn con người ta đến những tội ác lớn hơn. Ban đầu là nói dối, sau đó sẽ là hành ác.
Đạo gia giảng về chữ “Chân”, nghĩa là phải chân thành, chân thật, sống ngay thẳng. Phật gia cũng giảng về việc thành thật, tồn giữ tâm thiện, không gian dối.Vậy nên, dù là những lời nói dối nhỏ nhặt, tưởng như không có tác hại gì, bạn cũng nên cẩn trọng.
7. Không nói lời tiết lộ bí mật
Đã là bí mật thì không thể tùy tiện nói ra, cũng không thể tiết lộ cho nhiều người biết. Người đã chia sẻ bí mật của họ cho bạn chính là đã tin tưởng bạn 100%. Nếu bạn lỡ lời nói ra bí mật ấy, chính là đã phụ lòng họ. Chữ tín của bạn cũng không còn. Không có tín nghĩa thì đi khắp thế gian bạn cũng không thể lập thân, dựng nghiệp.
Chữ tín được người xưa vô cùng coi trọng. Quan Vũ là một dũng tướng của Lưu Bị, vì bất đắc dĩ mà phải hàng Tào Tháo. Tào Tháo đãi ông rất hậu, ba ngày mở một tiệc nhỏ, năm ngày mở một tiệc lớn, lại cấp ấn phong hầu, tặng ngựa Xích Thố. Thế nhưng Quan Vũ vẫn một lòng hướng về Lưu Bị, giữ đúng tín nghĩa, không quên chủ cũ.
Khi biết Lưu Bị đang ở chỗ của Viên Thiệu, Quan Vũ không quản ngại xa xôi nghìn dặm, từ tạ Tào Tháo, lập tức ra đi, qua 5 ải chém 6 tướng. Người đời sau cho rằng Quan Vũ chính là “Thân tại Tào doanh, tâm tại Lưu” (lòng ở Tào doanh mà tâm vẫn đặt nơi Lưu Bị). Chính Tào Tháo cũng phải tâm phục khẩu phục sự tín nghĩa của Quan Vũ, càng thêm trân trọng, gọi ông là nghĩa sĩ.
8. Không nói lời gièm pha
Người có học thức không nói lời gièm pha, không nói xấu sau lưng, chia rẽ hoặc cố ý phỉ báng, hạ thấp và xúc phạm người khác. Những ai hay nói những lời gièm pha, thường bị người đời gọi là “tiểu nhân” và thiếu giáo dưỡng.
9. Không nói lời tức giận
Khi tức giận thì đừng nói chuyện, bởi vì những lời nói ra lúc này thường không được cân nhắc kỹ càng, sẽ gây tổn thương cho người khác và chính mình, lời nói ra như cốc nước hắt đi.
Hãy ghi nhớ rằng: Tuyệt đối không được đưa ra bất cứ quyết định nào khi đang tức giận. Một người mà không biết kiểm soát tâm trạng tốt thì có thể “giật sập cả một tòa thành”.
5 câu nói "tối kỵ" trong giao tiếp người thông minh không mắc phải
"Đây là cách làm của tôi"
Công nghệ ngày càng hiện đại càng dễ làm cho con người trở nên lười biếng vì cho rằng máy móc có thể làm thay mình thì việc gì phải cố gắng.
Theo thời gian cách làm của bạn không còn phù hợp với vị trí công việc mà mình đảm nhận, nhưng thay vì đổi mới bạn lại giải thích và cứ làm theo cách riêng của bản thân.
"Đó không phải lỗi của tôi"
Nó không bao giờ là một câu nói mà người khác muốn nghe khi có một lỗi lầm lớn xảy ra trong tập thể, vì ngay từ lúc bạn nói ra câu đó đồng nghiệp và sếp của bạn đều cho rằng bạn là một người vô trách nhiệm khi bạn có thể giải thích và tìm ra nguyên nhân để khắc phục thay vì chỉ tay vào một người nào đó xung quanh mình và cho rằng họ đáng có lỗi hơn.
"Tôi không thể"
Mọi người thật sự không thích nghe câu này, vì họ sẽ không nghĩ bạn thiếu kỹ năng nên không làm mà họ sẽ nghĩ bạn chưa bao giờ cố gắng làm một việc gì nghiêm túc.
Thay vì bạn nói không thể, hãy nói những gì bạn có thể. Ví dụ như "Tôi không thể về nhà muộn được," thì thay bằng "Tôi có thể đến sớm vào sáng ngày mai" hay "Tôi không giải quyết được những con số rắc rối này" thì thay bằng "Tôi vẫn chưa biết xử lý những số liệu này thế nào, ai đó có thể giúp tôi để sau này tôi có thể tự làm được không?".
"Thật không công bằng"
Mọi người đều biết rằng cuộc sống này không công bằng, nhưng thay vì cứ mãi nói câu đó thì tốt nhất bạn nên tìm nguyên nhân và giải quyết nó một cách nhanh chóng.
"Đó không phải là việc của tôi"
Đây là câu nói thường xuyên xuất hiện nhất trong cuộc sống, nó chỉ ra rằng bạn là người chỉ hoàn thành mọi việc ở mức trung bình nhằm có được một khoản phí tương đối cho cuộc sống. Bạn có thể thay đổi bằng cách cứ làm việc mà sếp của mình đưa ra, hoàn thành thật tốt rồi sau đó nên có một cuộc nói chuyện thẳng thắn để tìm ra cách thay thế tốt hơn cho công việc không phải của bạn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo