Đời sống

8 lời khuyên của cổ nhân như rượu ủ lâu năm, càng uống càng nồng, càng đọc càng thấy hay

Bạn hãy nhớ kĩ những lời khuyên này của cổ nhân để sống 1 đời an nhàn nhé.

Nếu đang gặp bế tắc trong cuộc sống, hãy làm ngay 6 điều này / Top con giáp tiền nằm trong tầm tay, muốn bao nhiêu có bấy nhiêu vào 35 ngày tới

1. Hạ không ngủ đá, thu không ngủ ván. Xuân không lộ rốn, đông không trùm đầu. Ban ngày vận động nhiều, buổi tối ít ngủ mơ. Rửa chân trước khi ngủ, uống thuốc bổ chẳng bằng. Ban đêm mở cửa sổ, ngủ một giấc say nồng.

Tham mát không đắp chăn, không bệnh mới là lạ. Ngủ sớm thức dậy sớm, tinh thần sảng khoái thay. Tham ngủ tham chuyện nhiều, thêm bệnh tuổi thọ giảm. Ban đêm mà nghiến răng, sâu đang bò trong bụng.

Suy ngẫm: Người xưa quan niệm, muốn có thân thể khỏe mạnh, trước tiên cần có một quy luật nghỉ ngơi hài hòa, hợp lý, ngày đêm luân phiên, tiết trời thay đổi đều cần phải chú ý thân thể.

2. Một ngày ăn hết một con heo, không bằng trên giường ngủ ngon giấc. Ba ngày ăn hết một con dê, không bằng rửa chân trước lúc ngủ. Gối ngủ không chọn đúng, càng ngủ người càng mệt. Tâm ngủ trước, người ngủ sau. Đầu trước gió, ấm áp dễ chịu, chân trước gió, gấp mời lang trung.

Ngủ thì không được ngủ ngõ hẻm, độc nhất gió lùa xuyên qua phòng. Ngủ mà không thắp đèn, dậy sớm đầu không đau. Nếu muốn ngủ được người nhẹ nhõm, không để “chân hướng về phía Tây, đầu hướng về phía Đông”.

Ảnh minh họa.

Suy ngẫm: Có người nói khi ngủ mà “chân hướng Tây, đầu hướng Đông” thì cũng tương đương với nhìn mặt trời nhô lên. Trái Đất chuyển động từ Tây sang Đông, nằm ngủ phải để đầu hướng về phía Tây thì mới thuận, người không mệt mỏi. Chính là giống như ngồi xe, người ta nếu ngồi ở phía trước mới không bị say.

3. Nghìn lần học không bằng một lần nhìn, nghìn lần nhìn không bằng một lần luyện.

Ở lâu nơi sườn núi, không chê đường dốc đứng. Không kinh qua mùa đông lạnh lẽo, làm sao biết được ấm áp của mùa xuân. Không gánh đòn gánh không biết nặng, không đi đường dài chẳng biết xa. Không ngủ trong chăn, không biết tấm chăn rộng.

Suy ngẫm: Những tri thức học được từ sách vở rốt cuộc vẫn là không đủ hoàn thiện. Nếu muốn thật sự lý giải một sự việc hoặc một người nào đó, nhất định phải có tiếp xúc, phải có thực hành.

4. Không xuống nước, cả một đời sẽ không biết bơi. Không giương buồm, cả một đời sẽ không biết cầm lái. Không lo liệu việc nhà, không biết được gạo củi đắt đỏ. Không nuôi con, không tài nào biết được công ơn cha mẹ.

 

Không sờ vào đáy nồi tay không đen, không cầm chai dầu tay không nhớt. Nước rút đá trồi ra, ở lâu hiểu được lòng người.

Người rèn sắt phải tự mình giữ lấy kìm, người trồng trọt cần phải tự mình xuống ruộng. Đốn củi hỏi tiều phu, chèo thuyền hãy hỏi người lái đò.

Suy ngẫm: Dù làm việc gì cũng đều cần phải coi trọng phương pháp, coi trọng thời cơ, càng cần phải chính tay mình làm. Đây là một loại trí huệ của thành công đời người.

5. Thà rằng từng làm qua, chứ không thể bỏ lỡ. Lần đầu mắc lừa, lần sau sẽ tự khôn lên. Nước trở về, tích lớp bùn, vấp một lần, khôn hơn một chút. Tai nghe là hư, mắt thấy là thực.

Ngựa già quen đường cũ, người già thông sự đời. Người già không giảng lễ nghĩa xưa, người sau sẽ mất đi nguồn cội.

 

Thịt bò già nhai có vị, lời người già đáng nên nghe. Gừng già vị cay lớn, người già kinh nghiệm nhiều.

chuaadida_full_9-loi-khuyen-dang-gia-ngan-vang-cua-co-nhan

Suy ngẫm: Lời của người xưa mỗi câu đều bao hàm kinh nghiệm sống phong phú, hàm chứa nhiều đạo lý sâu sắc đáng để suy tư. Đạo lý của thế gian, điều bình dị nhất cũng chính là điều to lớn nhất, điều to lớn ắt phải là điều bình dị nhất.

6. Vẽ hổ là vẽ da, khó vẽ được xương, biết người là biết mặt, khó biết được lòng

(Họa hổ họa bì nan họa cốt, tri nhân tri diện bất tri tâm – Tăng quảng hiền văn)

Câu này ý nói chúng ta thường thấy sự vật hiện tượng bề ngoài mà khó biết được bản chất bên trong, do đó không nên bị cái vẻ bề ngoài mê hoặc, cần quan sát suy xét người, vật trong một thời gian, dưới nhiều góc độ, với nhiều đối tượng khác nhau, từ đó sẽ có cái nhìn tổng thể chân thực về người, hay vật đó. Do đó không nên đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài, hay một vài hành động nào đó.

 

7. Người tha thứ cho người khác thì không phải là người ngu si, người ngu si thì không biết tha thứ cho người khác

(Nhiêu nhân bất thị si hán, si hán bất hội nhiêu nhân – Tăng quảng hiền văn)

Người biết tha thứ, khoan dung với lỗi lầm của người khác là người không những không ngu si tý nào mà trái lại cực kỳ thông minh, sáng suốt và thoáng đạt.

Người không biết tha thứ, khoan dung thì trước tiên là làm hại sức khỏe chính bản thân họ, nếu mãi không buông bỏ được những u sầu, uất hận, lo nghĩ trong lòng thì ắt sẽ sinh bệnh. Sách “Hoàng Đế nội kinh” viết: “Kinh, Hỷ thương Tâm; Nộ thương Can; Tư thương Tỳ; Bi, Ưu thương Phế; Khủng thương Thận”.

Có nghĩa là kinh hãi và quá vui dễ gây tổn thương đối với tạng Tâm; tức giận dễ gây tổn thương đối với tạng Can; tư lự suy nghĩ quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Tỳ; bi thương, âu sầu quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Phế; sợ hãi quá độ dễ gây tổn thương đối với tạng Thận.

 

8. Cùng người khác kinh doanh, chớ chiếm phần hơn

(Dữ nhân khiêu mậu dịch, vật chiếm tiện nghi – Chu Tử trị gia)

Ngày nay mọi người đều nói đến hợp tác hai bên cùng có lợi (win-win), vì đã hiểu được đạo lý “Một cây làm chẳng lên non”. Khi hai người hợp tác, sức mạnh không phải đơn giản là phép cộng tăng gấp đôi, mà sức mạnh tăng gấp nhiều lần.

Người xưa không những thấu hiểu đạo lý này từ rất sớm, mà còn vượt cả cái mô hình hợp tác win-win hiện đai này, khi biết “cùng người khác kinh doanh, chớ chiếm phần hơn”, tức là nhường người phần hơn, mình nhận phần ít, thua thiệt, để rồi thành tựu đại nghiệp. Câu chuyện của Bảo Thúc Nha và Quản Trọng thời Xuân Thu là ví dụ sinh động.

Bảo Thúc Nha và Quản Trọng là đôi bạn tốt luôn cùng nhau buôn bán. Bảo Thúc Nha có tiền thì lấy phần nhiều đưa cho bạn, vì nghĩ gia cảnh bạn nghèo túng, còn mình thì nhận phần thiệt hơn. Hai người cùng nhau buôn bán và mỗi lần chia lãi thì bên nhiều bên ít như thế.

 

Bọn thủ hạ của Bảo Thúc Nha thấy vậy thì rất khó chịu nói Quản Trọng là kẻ không ra gì. Bảo Thúc Nha nói: “Các ngươi lầm rồi, ông ta đâu có tham lam chút tiền mà làm gì. Chẳng qua gia cảnh ông ta quá khó khăn phải dựa vào chút tiền đó mà sống cho qua ngày nên ta tự nguyên nhường cho ông ta phần lãi hơn”.

Chính vì vậy mà cả hai người sau này đều thành nhân tài giúp Tề Hoàn Công thành tựu bá nghiệp.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm