Đời sống

9 nguyên nhân khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm

Không chỉ những cơn ác mộng, mà nhiều nguyên nhân khác cũng có thể quấy rầy giấc ngủ của bạn, khiến bạn tỉnh giấc giữa chừng.

Quảng Bình: Vùng đất khô cằn "thức giấc" thành thủ phủ du lịch / Thức giấc hãy uống ngay cốc nước rẻ tiền quen thuộc này, chất độc được thải hết lại thọ lâu trăm tuổi

Da ngứa ngáy, kích ứng: Các bệnh ngoài da như bệnh chàm hay viêm da, mẩn ngứa có thể là nguyên nhân phá rối giấc ngủ của bạn. Bệnh chàm có thể gây những thay đổi trong hệ miễn dịch, dẫn đến phản ứng viêm, từ đó khiến bạn ngủ không ngon.
Da ngứa ngáy, kích ứng: Các bệnh ngoài da như bệnh chàm hay viêm da, mẩn ngứa có thể là nguyên nhân phá rối giấc ngủ của bạn. Bệnh chàm có thể gây những thay đổi trong hệ miễn dịch, dẫn đến phản ứng viêm, từ đó khiến bạn ngủ không ngon.
Chân bồn chồn: Nghiên cứu cho thấy hội chứng chân bồn chồn là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu. Hội chứng này gây cảm giác bồn chồn ở chân, khiến bạn muốn cử động chân kể cả khi đang ngủ. Các triệu chứng chân bồn chồn thường tệ hơn vào ban đêm và sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị càng khiến giấc ngủ của bạn khó khăn hơn nữa.
Chân bồn chồn: Nghiên cứu cho thấy hội chứng chân bồn chồn là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu. Hội chứng này gây cảm giác bồn chồn ở chân, khiến bạn muốn cử động chân kể cả khi đang ngủ. Các triệu chứng chân bồn chồn thường tệ hơn vào ban đêm và sử dụng thuốc kháng histamin để điều trị càng khiến giấc ngủ của bạn khó khăn hơn nữa.
Phòng ngủ quá nóng: Nhiệt độ phòng ngủ và chất lượng giấc ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Cơ thể bạn cần nhiệt độ thấp để dễ dàng đi vào giấc ngủ; do đó nằm trong một căn phòng quá nóng sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và dễ bị tỉnh giấc giữa đêm hơn.
Phòng ngủ quá nóng: Nhiệt độ phòng ngủ và chất lượng giấc ngủ có liên quan mật thiết với nhau. Cơ thể bạn cần nhiệt độ thấp để dễ dàng đi vào giấc ngủ; do đó nằm trong một căn phòng quá nóng sẽ khiến bạn khó ngủ hơn và dễ bị tỉnh giấc giữa đêm hơn.
Đệm quá cứng: Đệm ngủ quá cứng sẽ làm tăng áp lực lên các điểm ở hông và vai, đồng thời lực nâng đỡ của đệm ở vùng thắt lưng rất kém, khiến bạn phải trở mình liên tục để giảm áp lực lên các vị trí này, và hệ quả là một giấc ngủ không ngon.
Đệm quá cứng: Đệm ngủ quá cứng sẽ làm tăng áp lực lên các điểm ở hông và vai, đồng thời lực nâng đỡ của đệm ở vùng thắt lưng rất kém, khiến bạn phải trở mình liên tục để giảm áp lực lên các vị trí này, và hệ quả là một giấc ngủ không ngon.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm, có thể bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Triệu chứng của bệnh lý này bao gồm ngáy to đi kèm với những đợt ngưng thở thường xuyên trong khi ngủ.
Chứng ngưng thở khi ngủ: Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc vào ban đêm, có thể bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Triệu chứng của bệnh lý này bao gồm ngáy to đi kèm với những đợt ngưng thở thường xuyên trong khi ngủ.
Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Lo lắng kéo dài về công việc, tài chính, gia đình, hay cả những việc lặt vặt thường ngày sẽ khiến bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm. Bạn hãy thử tập thể dục thường xuyên hơn để giảm căng thẳng, lo âu và ngủ ngon hơn.
Căng thẳng kéo dài: Căng thẳng là một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ. Lo lắng kéo dài về công việc, tài chính, gia đình, hay cả những việc lặt vặt thường ngày sẽ khiến bạn dễ tỉnh giấc giữa đêm. Bạn hãy thử tập thể dục thường xuyên hơn để giảm căng thẳng, lo âu và ngủ ngon hơn.
Tiểu đêm: Nhu cầu đi tiểu vào ban đêm hẳn là một trong những nguyên nhân phổ biến phá rối giấc ngủ của bạn. Nếu đêm nào bạn cũng phải tỉnh giấc để sử dụng nhà vệ sinh, đó có thể không đơn giản là do uống nhiều nước mà là dấu hiệu bệnh tiểu đường hoặc viêm đường tiết niệu.
Tiểu đêm: Nhu cầu đi tiểu vào ban đêm hẳn là một trong những nguyên nhân phổ biến phá rối giấc ngủ của bạn. Nếu đêm nào bạn cũng phải tỉnh giấc để sử dụng nhà vệ sinh, đó có thể không đơn giản là do uống nhiều nước mà là dấu hiệu bệnh tiểu đường hoặc viêm đường tiết niệu.
Trong cơ thể có cồn: Nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu bia trong khoảng 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Mặc dù uống rượu bia có thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng thời gian ngủ sẽ bị rút ngắn.
Trong cơ thể có cồn: Nghiên cứu cho thấy sử dụng rượu bia trong khoảng 4 giờ đồng hồ trước khi đi ngủ có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ. Mặc dù uống rượu bia có thể khiến bạn chìm vào giấc ngủ nhanh hơn, nhưng thời gian ngủ sẽ bị rút ngắn.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Giấc ngủ của bạn có thể bị phá rối nghiêm trọng nếu bạn có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Đó là bởi các thiết bị điện tử thông minh phát ra ánh sáng xanh, một loại tia sáng mà não bộ lầm tưởng là ánh sáng ban ngày. Hệ quả là não bộ sẽ tiết ít melatonin hơn, khiến bạn khó ngủ hơn và dễ tỉnh giấc giữa chừng hơn./.
Sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ: Giấc ngủ của bạn có thể bị phá rối nghiêm trọng nếu bạn có thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ. Đó là bởi các thiết bị điện tử thông minh phát ra ánh sáng xanh, một loại tia sáng mà não bộ lầm tưởng là ánh sáng ban ngày. Hệ quả là não bộ sẽ tiết ít melatonin hơn, khiến bạn khó ngủ hơn và dễ tỉnh giấc giữa chừng hơn.
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm