Đời sống

Ai cũng vắt chanh, dầm sấu khi luộc rau muống mà không biết thêm thứ này mới là tốt nhất

Những ngày hè rau muống xuất hiện trên mâm cơm các gia đình với tần suất khá nhiều. Đa số mọi người luộc rau muống thường vắt thêm chanh, dầm thêm sấu để giải nhiệt, nhưng chỉ như vậy là chưa đủ.

Thử thách tìm chi tiết bất hợp lý đang lẩn trốn trong bức tranh / Làm tỏi ngâm giấm thơm ngon lạ mắt, càng ăn càng thèm, ai cũng phải xin ngay bí quyết

Rau muống không chỉ thanh nhiệt, mà còn kết hợp thành nhiều bài thuốc

Theo các chuyên gia đông y, rau muống không chỉ là loại thực phẩm thông thường, mà nó còn là vị thuốc được sử dụng từ lâu. Theo đó, rau muống giàu chất cellulose, lignin và pectin. Trong đó, pectin có thể thúc đẩy sự bài tiết các chất độc hại, thanh lọc cơ thể hữu hiệu. Trong khi lignin có thể giúp cải thiện sức sống của vi khuẩn tốt, chúng sẽ tiêu diệt vi khuẩn xấu và chống viêm.

Ngoài ra, rau muống còn có thể ngăn ngừa ung thư đường tiêu hóa, nhuận tràng nhanh và đẩy mạnh nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, giảm ung thư ruột một cách rõ ràng. Món rau giản dị này còn chứa rất nhiều vitamin C và carotene, giúp tăng cường thể chất, phòng ngừa bệnh tật. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, rau muống có đủ bằng chứng chứng minh rằng nó làm giảm lượng đường trong máu, là món rau ăn kiêng tốt cho người bị tiểu đường.

Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, rau muống vị ngọt nhạt, tính mát có tác dụng giải độc, nhuận tràng, kích thích tiêu hóa. Thậm chí, không cần phải kết hợp với vị thuốc nào, rau muống luộc cũng có tác dụng đối với sức khỏe con người. Điển hình nhất là tác dụng thanh nhiệt, giải độc.

Rau muống khi luộc cần cho thêm chút muối để thanh nhiệt, giải độc.

Lương y Trung cho rằng, trong mùa hè rau muống thường được các gia đình luộc sau đó dầm cùng sấu hoặc vắt thêm chanh. Việc làm này không gây hại cho sức khỏe khi sử dụng, nhưng đây chỉ là cách làm để lừa vị giác con người vì cả sấu và chanh đều có vị chua, khi kết hợp với nước rau muống luộc lại rất dễ ăn.

“Nếu luộc rau muống mà cho thêm chút muối thì sẽ trở thành vị thuốc thanh nhiệt, giải độc trong ngày hè và còn có công dụng chống táo bón, thích hợp cho người huyết áp cao, nhịp tim nhanh”, lương y Trung nói.

Ngoài ra, lương y Trung cũng hướng dẫn một số bài thuốc kết hợp với rau muống để chữa bệnh. Theo đó, để thanh nhiệt, chữa ù tai, chóng mặt hoặc chữa chảy máu mũi lấy 150-200g rau muống và 12g cúc hoa đem nấu với một ít nước, gạn lọc lấy nước dùng trong ngày.

Để chữa kiết lỵ thì dùng một ít cọng rau muống tươi, và một ít vỏ quýt (loại để khô lâu năm càng tốt) đem nấu (nấu lửa nhỏ), để lấy nước uống trong ngày.

Với những người có bệnh trĩ, có thể dùng khoảng một lạng rau muống rửa sạch đem nấu cho thật nhừ để lấy nước, rồi cho vào một ít đường nấu tiếp cho đến khi sánh lại gần giống mạch nha thì dùng (mỗi ngày dùng hai lần, mỗi lần khoảng 100g).

 

Một số lưu ý khi ăn và chế biến rau muống

Dù là loại thực phẩm dễ ăn, nhưng vị lương y này cũng khuyến cáo, một số người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau muống.

Nguyên nhân là ăn rau muống sẽ khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn, các cơn đau dai dẳng, khó chịu hơn nên tốt nhất kiêng ăn để chữa trị hiệu quả những chứng bệnh này. Những người mắc bệnh trên cần cẩn trọng trước lưu ý khi ăn rau muống không thể bỏ qua này.

Chế biến rau muống cần phải cẩn trọng để tránh nhiễm giun, sán.

 

Khi chế biến rau muống cũng cần phải đặc biệt chú ý, vì đây là loại rau ưa nước, có nơi trồng thủy sinh… nênrất dễ nhiễm các loại ký sinh trùng gây hại cho cơ thể. Vì thế, trước khi chế biến cần phải rửa sạch dưới vòi nước, tuyệt đối không nên ăn sống, ăn tái, ăn nộm rau muống…

Không có chuyện vắt chanh có thể nhận biết rau muống có hóa chất

Trên mạng xã hội xuất hiện thông tin, muốn kiếm tra rau muống có tồn dư chất hóa học, thuốc trừ sâu hay không thì chỉ cần vắt chanh là có thể nhận biết. Theo đó, khi luộc rau muống nếu vắt chanh vào nước luộc giữ nguyên màu xanh hoặc chuyển màu ít tức là rau đã bị nhiễm hóa chất, còn nước rau muống chuyển sang màu đỏ hoặc vàng là rau an toàn.

Trước thông tin này, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Chuyên gia về công nghệ sinh học và thực phẩm khẳng định: “Điều đó thật hoang đường, không có cơ sở khoa học”. Theo vị chuyên gia này, nước rau xanh đậm hay nhạt không liên quan gì đến thuốc trừ sâu cả. Sở dĩ vắt chanh vào nước rau chuyển màu là phản ứng thông thường của nước chanh và các chất có trong rau muống, khi luộc bị thôi ra nước. Vì thế, người dân không nên hoang mang, không nên tin vào lời đồn nhảm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm