Đời sống

Ăn bữa tối muộn làm tăng nguy cơ béo phì và tiểu đường type-2

Một nghiên cứu mới đây cho thấy, việc ăn bữa tối muộn tiềm ẩn nguy cơ gây tăng cân và làm tăng lượng đường trong máu, dẫn tới tình trạng béo phì hoặc tiểu đường type-2.

Bạn bè anh luôn chê tôi ăn mặc không hợp thời trang / Tôi không thể xin được việc chỉ vì có hình xăm trên người

Ảnh minh họa.

Nếu bạn có thói quen ăn bữa tối muộn, cơ thể bạn sẽ đốt cháy ít chất béo hơn so với việc bạn ăn tối vào một giờ cụ thể. Tuy nhiên ăn tối muộn không chỉ liên quan đến vấn đề giảm cân mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn chuyển hóa và tiểu đường type-2.

Một nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Nội tiết lâm sàng & Chuyển hóa cho thấy, việc ăn tối muộn có thể làm gia tăng lượng đường trong máu và làm tăng nguy cơ tăng cân.

Kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu trong quá khứ tìm hiểu về mối liên hệ giữa các vấn đề trao đổi chất và thói quen ăn uống quá muộn so với giờ quy định.

Cụ thể một bữa tối muộn được xác định dựa trên thời điểm người đó đi ngủ. Ví dụ họ đi ngủ lúc 10 giờ tối thì họ sẽ cần ăn sớm hơn so với người đi ngủ vào lúc nửa đêm. Nghiên cứu tập trung vào một nhóm 20 người lớn, cụ thể là 20 tình nguyện viên (10 nam, 10 nữ) có thời gian đi ngủ là 11 giờ tối.

Bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau như lấy mẫu máu, quét mỡ trong cơ thể, các nhà nghiên cứu đã theo dõi tác động của việc ăn tối vào lúc 6 giờ tối và 10 giờ tối. Họ sẽ được kiểm tra tình trạng sức khỏe mỗi ngày và họ sẽ được ăn ở hai thời điểm khác nhau. Tất cả chế độ ăn uống và giờ giấc ngủ của họ sẽ được kiểm soát một cách kỹ lưỡng.

 

Với trường hợp một người ăn tối muộn hơn, họ bị phát hiện có lượng đường trong máu cao hơn và cơ thể họ đốt ít chất béo hơn so với việc họ ăn sớm hơn khoảng một giờ trước đó. Tác động này cũng được tìm thấy ở những người cùng ăn tối ở cả hai thời điểm.

Một thành viên trong nhóm nghiên cứu, tiến sỹ Chenjuan Gu đến từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) giải thích: "Trung bình mức glucose cao nhất sau bữa tối muộn cao hơn khoảng 18% và lượng chất béo bị đốt cháy qua đêm giảm khoảng 10% so với khi ăn tối sớm hơn. Những tác động mà chúng ta đã thấy ở những tình nguyện viên khỏe mạnh càng được thể hiện rõ rệt hơn ở những người mắc bệnh béo phì hoặc tiểu đường và rối loạn chuyển hóa".

Trong khi đó, Jonathan C. Jun, thành viên khác trong nhóm nghiên cứu cho rằng, nếu bạn ăn lệch pha với nhịp sinh học bình thường của cơ thể, cơ chế chuyển hóa glucose cũng vì thế không thể diễn ra một cách bình thường được và dẫn tới những rối loạn chuyển hóa, tiền đề gây ra bệnh tiểu đường.

Nghiên cứu trên rõ ràng khiến chúng ta phải suy nghĩ lại về cách điều chỉnh nhịp sinh học không chỉ trong ngủ nghỉ mà còn là cả ăn uống. Hãy cố gắng duy trì một khung thời gian ăn uống nhất định và hạn chế tối đa tình trạng ăn tối muộn hoặc ăn uống thất thường. Bởi nguy cơ béo phì hay tiểu đường type-2 là điều hoàn toàn có thể xảy ra, bất kể bạn là người trẻ hay già.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm