Đời sống

Ăn cua kiểu này là đang "đón" bệnh vào người, hủy hoại sức khỏe, nhiều người Việt vẫn mắc

Cua chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu ăn không đúng cách nó có thể biến thành chất độc gây hại đến sức khỏe con người, đặc biệt là những sai lầm dưới đây.

Nửa đêm, chị giúp việc chảy máu ồ ạt, tôi hốt hoảng đưa đi viện để rồi phát hiện ra sự thật 'động trời' / Mẹo lau chùi bếp ga nhanh, sạch bóng dầu mỡ cho bà nội trợ thông minh

Uống nước trà khi ăn canh cua

Người Việt chúng ta thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn cơm xong. Tuy nhiên, nếu hôm đó bạn ăn món canh cua thì đừng nên uống nước chè bởi nó sẽ làm cho thành phần chất tanin và vitamin trong thịt cua hòa tan gây khó tiêu, đầy bụng, ì ạch cho dạ dày của bạn.

Ăn “bọng hoi” (dạ dày cua)

Bạn không nên ăn dạ dày cua đồng bởi chúng thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế mang và đường ruột, dạ dày của nó có chứa rất nhiều bùn đất, vi khuẩn gây bệnh, tạp chất có độc. Nếu rửa cua chưa sạch, chế biến chưa kỹ, những vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng sẽ xâm nhập vào cơ thể và gây đau bụng, đi ngoài hay ngộ độc.

sai-lam-chet-nguoi-can-tranh-khi-an-cua-dong-phunutoday6Ảnh minh họa

Khi kết hợp ăn cua với quả hồng, chất tannin chứa trong quả hồng sẽ kết hợp với protein trong thịt cua gây nên các triệu chứng như lợm giọng, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy...

Ngoài ra, trong và sau khi ăn cua khoảng 1h, không nên uống trà, vì có thể làm loãng axit trong dạ dày. Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Ăn quả hồng khi ăn canh cua

Trong thành phần của quả hồng có chứa chất phân hủy làm cho chất dinh dưỡng của thịt cua trở nên khó tiêu, khiến cho người ăn bị khó tiêu đây bụng, thậm chí còn gây ra bệnh sỏi thận.

Vì vậy, bạn đừng có dại mà kết hợp ăn canh cua với quả hồng để đảm bảo sức khỏe cho mình.

 

Đối tượngcần hạn chếăn cua

Phụ nữ có thai

Phụ nữ mang thai những tháng đầu hay thai nhi yếu tuyệt đối không nên ăn cua đồng. Bởi vì do tính độc trong cua không tốt cho sự phát triển của trẻ. Hai là do tính hàn sẽ dễ gây ra đau bụng, đặc biệt công năng phá thai cũng gần giống như một khối u trong cơ thể nên nếu ăn cua đồng sẽ dễ bị sảy thai hoặc sinh non.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy.Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua, nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc tía tô (15g) phối hợp với sinh khương (gừng tươi).

 

Người bị gút

sai-lam-chet-nguoi-can-tranh-khi-an-cua-dong-phunutodayẢnh minh họa

Khi ăn cua, nên ăn cùng lá tía tô, gừng để làm giảm bớt tính hàn. Cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.

Người mới ốm dậy

Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu cũng không nên ăn.

Ngườidịứng

 

Một số ngườidễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người, có thể xử trí bằng phương thuốc Nam gồm: hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giơí12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần. Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

Người cao huyết áp, bệnh tim mạch

Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng.

Người bị hen

Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua.

 

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm