Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Lâm Đồng?
Đâu chỉ có lúa, Thái Bình còn có 8 món đặc sản nhìn đã thèm, ăn là đắm đuối / Hưng Yên và những đặc sản nức tiếng phải mua về làm quà
Ăn gì ngon, bổ rẻ ở Lâm Đồng?
Lâm Đồng có Đà Lạt - thành phố ngàn hoa được thiên nhiên ban tặng khí hậu đặc trưng nên sở hữu nền ẩm thực khác biệt so với nhiều địa danh khác trong nước. Chẳng thế mà Lâm Đồng có nhiều loại đặc sản nằm trong danh sách top đặc sản nổi tiếng và giá trị Việt Nam được vinh danh lần thứ nhất năm 2012.
Sau đây, chúng tôi xin gửi đến các bạn những gợi ý nên ăn gì ngon, bổ rẻ ở Lâm Đồng.
Hồng giòn Đà Lạt
Trước kia, hồng chỉ thường được để chín, làm mứt hoặc sấy khô nhưng đến những năm gần đây, hồng giòn mới thật đưa thương hiệu hồng Đà Lạt vang xa. Thay vì để quả mọng đỏ, người ta thu hoạch hồng già sớm hơn một chút. Dù là hồng đầu bằng hay hồng trứng lốc đều được lựa kỹ càng, chọn riêng những quả lành lặn. Sau đó, hồng được đem ủ giòn.
Hồng giòn ăn lâu chán, cứ miếng ra miếng vào cả ngày mà dễ thành nghiện. Vừa ngon lại có tác dụng chữa bệnh trong đông y nên hồng giòn được du khách ưa thích vừa mua làm quà, vừa để ăn vặt khi thăm thú thành phố ngàn hoa.
Ai cũng biết Đà Lạt là thiên đường du lịch và nghỉ dưỡng của Lâm Đồng. Và điều khiến du khách nhớ tới nơi đây không chỉ là cảnh sắc và sự thân thiện của người Đà Lạt mà còn là những thức quà vặt tuyệt hảo – mứt hoa quả ôn đới.
Ảnh minh họa
Mứt hoa quả
Với đặc trưng khí hậu ôn hòa, mát mẻ và trời phú cho cao nguyên đất đai màu mỡ, tươi tốt, Đà Lạt thực sự là thiên đường của những trái cây được coi là hiếm ở một đất nước mà đặc trưng khí hậu là nhiệt đới gió mùa như Việt Nam. Như một lẽ tất nhiên, người dân Đà Lạt đã biết tới nghề trồng cây ăn quả, trồng hoa ôn đới và sản xuất các thứ mứt quả tuyệt vời từ những nông sản tươi ngon, bổ dưỡng đó. Đến Lâm Đồng hay Đà Lạt, bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước hàng trăm loại mứt trái cây với nguyên liệu và công thức chế biến truyền thống.
Atisô
Atisô là loại rau thực vật và cũng là một loại dược thảo có công dụng chữa nhiều bệnh như gan, mất ngủ, háo nhiệt… nhưng không phải vùng nào cũng trồng được atisô. Chính vì vậy, atisô mới thành một trong những món hàng tiêu thụ mạnh nhất ở Đà Lạt.
Và tất nhiên, du khách cũng không bỏ lỡ dịp thưởng thức các món ăn ngon bổ như atisô hầm giò heo, atisô luộc chấm sốt chua, atisô tẩm bột chiên, nõn atisô luộc trộn kem tươi…
Trong đó, atisô hầm giò heo là hút người ăn nhất. Ăn miếng atisô hay giò heo đã ninh nhừ đều thấy trọn vẹn vị hòa quyện vào nhau của món ăn. Vị béo ngậy, mềm ngập chân răng cùng với cái bùi bổ và mùi thơm hấp dẫn, nước ngọt rất tự nhiên kích thích mọi giác quan, khẳng định chất lượng của món ăn quý tộc phương Tây ngày càng phổ biến.
Chuối Laba
Chuối Laba - đặc sản Lâm Đồng - còn gọi là chuối tiến vua, chuối dạ hương, được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH-CN) công nhận là mặt hàng đặc sản của Lâm Đồng. Chuối Laba có nguồn gốc từ đảo Java (Indonesia).
Ngoài ra, khách du lịch nước ngoài cũng rất ưa chuộng và hay chọn mua loại nông sản này khi có dịp đến Lâm Đồng. Giống chuối đặc biệt sinh trưởng trên thổ nhưỡng nơi đây có ruột vàng hấp dẫn, chín mùi thơm nồng nàn và vị ngọt thanh, thơm dẻo chứ không nhão như chuối thường.
Trà Bảo Lộc
“Kinh đô trà hương” thời Pháp thuộc nay vẫn là một trong những nơi trồng trà ngon nhất nước. Những vườn chè xanh mướt mát trải dài hai bên đường đi không chỉ là phong cảnh đẹp mê lòng người mà còn cho ra thứ nguyên liệu thức uống ngan ngát níu mãi hồn khách đến
Trà hoa sen thanh mát, quen thuộc, trà hoa sói lạ lẫm, thanh tao, trà sâm dứa nồng đượm, trà lài ngào ngạt… mà thứ nào cũng đậm đà vị núi vị sương.
Dâu tây Đà Lạt
Dâu tây là món quà đặc sản của Đà Lạt sản xuất ra bao nhiêu, hết bấy nhiêu. Loại quả này có hình dáng đẹp, lại chứa nhiều chất bổ hơn cả cà chua, quả kiwi, hay hoa lơ xanh nên được các chị em rất ưa thích.
Ghé qua Đà Lạt, vào vườn tự tay chọn dâu thì khó mà kiềm lòng không cầm mấy quả mọng đỏ cứ thế cắn để nghe vị chua chua ngọt ngọt, thơm thơm lan tỏa và thú vị khi thấy hạt dâu lạo xạo rất thực trong khoang miệng. Ngoài ra, mứt dâu tây nước, dâu tây sấy, mứt dâu tây khô, dâu tây sữa… chế biến sẵn cũng là sự lựa chọn quà tặng hoàn hảo sau chuyến đi về núi.
Rượu cần của người Chu Ru
Rượu cần của người Chu Ru ở Lâm Đồng được làm từ một loại men đặc biệt. Những loại cây đặc chế như Dong Patơi, Dông ơ mre, Dông Wong, Dong dă khiến cho rượu cần Chu Ru khác biệt so với nhiều loại rượu khác của các đồng bào anh em. Năm loại men nói trên kết hợp với men cái Kzút cùng với gạo lức tạo thành vị đậm đà mang hơi thở của núi. Sự cân bằng khiến rượu cần này uống nhiều chỉ say chứ không bị đau đầu hay đau bụng.
Trong ánh lửa xua sương lạnh trên cao nguyên, xung quanh rộn rã tiếng cười đùa và giọng nói của người dân trong bản mà được nhâm nhi rượu cần thì sẽ nhớ mãi không quên.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn
Ngày nào chồng cũng chì chiết vợ là không biết đẻ vì sinh toàn vịt giời, vợ hét lên: ‘Anh giỏi thì đi mà đẻ'
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Người phụ nữ lấy chồng kém 37 tuổi tuyên bố: ‘Anh ấy hạnh phúc và sẽ không bao giờ phản bội tôi’
Kịch tính lễ đính hôn: Vì chiếc váy cưới trong mơ, bố mẹ chồng tương lai bỏ về giữa chừng
Một loại thực phẩm ‘rẻ hều’ không ai ăn ở Việt Nam nhưng lại là ‘vàng xanh’ của người Nhật