An Giang: Nuôi cá lóc trên cạn, vừa bế cháu mà vẫn kiếm 150 triệu
Hòa Bình: Nơi rừng không mông quạnh, lão nông nuôi cá bằng cỏ, lá / Phú Yên: Thanh niên rủ nhau ra hồ nuôi cá chình, con nào cũng to bự
Ngoài việc đồng áng, thời gian còn lại tương đối nhàn rỗi, nên ông Nguyễn Văn Út nảy sinh ý định kiếm thêm một “nghề tay trái” để cải thiện cuộc sống gia đình. Theo đó, ông Út đến các địa phương lân cận để tìm hiểu và học hỏi kỹ thuật nuôi cá lóc trong bồn. Với bản tính chịu khó, cần cù của một nhà nông “chính hiệu”, ai nói gì, bảo gì ông cũng cẩn thận ghi nhớ để nghiên cứu.
Ông Út chia sẻ kinh nghiệm nuôi cá lóc trong bồn
Tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, ông Út mạnh dạn đầu tư 3 bồn nuôi cá lóc với kinh phí khoảng 75 triệu đồng/bồn, bao gồm: vật tư xây dựng, cá giống, thức ăn… Mỗi bồn có thiết kế khung sắt, trải cao su, ống thoát nước, tổng diện tích 32m2 (cao 1,2m, ngang 8m). Với 40m3 nước, ông Út thả nuôi cá lóc giống 10.000 con/bồn.
So với nhiều người, đây là việc làm táo bạo vì với số lượng cá nhiều như vậy, không ít người lo cá sẽ khó phát triển. Đều đặn ngày 2 lần thay nước và cho cá ăn, dần dần ông Út cảm thấy yêu thích "nghề" “tay trái” này lúc nào không hay. Vậy là ngoài thời gian “làm bạn” với cây lúa, ông Út đã “quen thuộc” với con cá lóc.
“Tôi chuyển từ nuôi cá lóc dưới ao sang nuôi cá lóc trong bồn được 2 năm. Cách nuôi này, quan trọng nhất là người nuôi phải chịu khó học hỏi và siêng năng chăm sóc cá. Mỗi sáng trước khi đi đồng, tôi phải thức dậy thật sớm để cho cá ăn và thay nước, đến chiều thì công việc ấy được lặp lại một lần nữa...", ông Út chia sẻ.
Cá lóc giống ông Út mua với giá 300 đồng/con. Nhiều người lo ôngthả nuôi đến 10.000 con/bồn, mật độ quá dày đặc sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng không thử thì làm sao biết tốt hay không, nghĩ vậy, nên ông đã kiên trì với quyết định của mình.
"Với 3 đợt bán cá lóc thịt xen kẽ, trừ hết chi phí, tôi thu về lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/7 tấn cá lóc” - ông Út hào hứng cho biết.
Từ thành công ban đầu, ông Út mạnh dạn đầu tư thêm 3 bồn nuôi cá lóc với kích thước và số lượng cá giống y vậy. Dự kiến khoảng 3 - 4 tháng nữa, ông Út sẽ xuất bán lứa cá tiếp theo. Ông Út cho biết: “Trước đây, diện tích đất trống quanh nhà không làm gì, để trống suốt, giờ có cơ hội tận dụng, không ngờ đạt hiệu quả cao”.
Theo lời ông Út, nuôi cá lóc trong bồn “khỏe” hơn cách nuôi truyền thống (nuôi trong ao, hồ) vì có thể kiểm soát được nhiệt độ, số lượng cũng như những thay đổi bất thường và dịch bệnh ở cá. Nhờ vậy, lượng cá không bị hao hụt.
Hơn nữa, cá lóc nuôi ở bồn, nhờ thường xuyên thay nước nên không bị hôi rong. Tuy nhiên, khó khăn nhất có lẽ là nguồn nước sông bơm trực tiếp lên bồn. Ngay mùa sạ lúa, nguồn nước dễ bị ô nhiễm nhất, lúc đó, người nuôi phải xử lý nước khi đưa vào bồn nuôi cá.
Phó Chủ tịch UBND xã Thoại Giang Trần Ngân Sơn nhận xét: “Ông Nguyễn Văn Út là nông dân chịu khó học hỏi, tìm hiểu, áp dụng cái mới. Vì vậy, mô hình nuôi cá lóc trong bồn của gia đình ông là mô hình được đánh giá khá thành công. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiến hành đánh giá lại tính hiệu quả của mô hình này để có kế hoạch nhân rộng trên địa bàn.
|
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao người xưa lại nói: 'Nhất gái lông tay, nhì trai lông bụng'?
Cuối năm vận đỏ gọi tên 2 con giáp, 1 con giáp cần cẩn trọng
7 ngày tới, 3 con giáp này sẽ đón nhận sự ưu ái đặc biệt từ Thần tài, công việc thuận lợi và sự giúp đỡ tận tình từ quý nhân
Đặt chiếc lá nhỏ này trong nhà, tất cả gián sẽ biến mất sau một đêm, nhiều người tiếc vì không biết sớm hơn!
Chồng trút giận sau hành động tàn nhẫn của mẹ chồng: Câu cảnh báo khiến bà tái mặt
Tử vi ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ làm ăn thuận lợi, tiền bạc dễ kiếm được