Ăn gừng gọt vỏ hay cả vỏ tốt hơn: Chỉ bạn cách ăn đúng giúp tăng hiệu quả gấp nhiều lần
Chỉ cần lưu ý 6 mẹo sau đảm bảo chẳng mỡ thừa nào ghé thăm, da dẻ còn đẹp lên từng ngày / Nấu cơm trắng tinh đẹp mắt tưởng tốt ai ngờ sai lầm: Muốn cơm ngon, nhiều dinh dưỡng cần lưu ý bước này
Nhiều người có thói quen gọt vỏ gừng trước khi chế biến. Trong khi đó, một số người khác chỉ rửa sạch củ gừng rồi đập dập, dùng luôn cả phần vỏ. Vậy cách làm nào mới đúng?
Gừng là một vị thuốc Đông y, cả phần lõi và phần vỏ đều có thể dùng làm thuốc. Tuy nhiên, dược tính của chúng rất khác nhau. Đây chính là yếu tố quyết định xem bạn nên dùng vỏ gừng hay không.
Trên thực tế, vỏ gừng khá an toàn, không có độc tố. Vỏ gừng chứa nhiều chất xơ hơn so với phần còn lại của củ gừng.
Gừng có tính ấm giúp xua tan cảm lạnh. Sau khi đi mưa hoặc sau khi bị cảm, uống một cốc nước gừng sẽ giúp làm ấm cơ thể, phòng ngừa cảm lạnh. Bạn cũng có thể sử dụng gừng trong trường hợp say tàu xe, nôn mửa do lạnh bụng...
Vỏ gừng có tính chất cay và mát, tác dụng khử nước, tiêu sưng, giảm chứng tiểu tiện khó, chống đổ mồ hôi.
Lõi gừng và vỏ gừng có tính chất hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi gừng có tính ấm thì vỏ gừng có tính lạnh. Khi sử dụng, bạn cần chú ý dùng đúng cách.
Trường hợp cần gọt vỏ gừng
Đối với người tỳ vị hư nhược, tốt nhất nên gọt vỏ gừng trước khi sử dụng.
Khi dùng với các thực phẩm có tính lạnh như mướp đắng, cần tây, cua... thì nên gọt vỏ gừng để cân bằng tính lạnh của các loại thực phẩm này.
Khi bị cảm cũng nên dùng gừng gọt vỏ nấu với đường nâu để giải cảm.
Khi dùng gừng để trị nôn mửa, đau dạ dày và các triệu chứng khó chịu do tỳ vị, dạ dày bị lạnh, bạn nên dùng gừng đã gọt vỏ.
Trường hợp dùng cả vỏ gừng
Trường hợp bị phù thũng nên dùng gừng còn nguyên vỏ. Vỏ gừng có tác dụng lợi thủy, lợi tiểu giúp tiêu sưng.
Khi bị táo bón, hôi miệng... cũng nên dùng gừng còn vỏ.
Một số cách sử dụng gừng
Trà gừng
Gừng gọt vỏ, cắt lát vỏ vào nước sôi cùng một ít lá trà và hãm lấy nước uống. Dùng sau bữa ăn. Loại trà này có thể làm dịu da bằng cách đổ mồ hôi, làm ấm phổi, giảm ho, tốt cho người bị bệnh cúm, sốt thương hàn.
Gừng + đường nâu
Kẹo gừng làm từ gừng tươi và đường nâu có vị ngọt và cay giúp loại bỏ ẩm ướt và lạnh, thích hợp để dùng khi thời tiết ẩm ướt.
Gừng + kỷ tử
Uống nước gừng, kỷ tử giúp cải thiện thị lực, cải thiện nếp nhăn ở mắt, tốt cho chức năng gan.
Lưu ý, khi sử dụng gừng nên chọn củ lành lặn, không ăn gừng thối. Gừng bị thối sẽ sản sinh ra safrole - một chất hữu cơ rất độc, có thể làm thoái hóa tế bào gan, gây ra bệnh gan.
Uống trà gừng hay ngậm một lát gừng tươi vào buổi sáng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy tiêu hóa, kháng khuẩn. Tuy nhiên, bạn không nên ăn gừng vào ban đêm vì nó có thể khiến cơ thể nóng phừng phừng, gây khó ngủ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bắt đầu lập đông, từ ngày 7/11, các con giáp sẽ gặp nhiều may mắn, vận may thăng hoa, Niết bàn sẽ tái sinh!
4 con giáp được thần tài chiếu cố, tài lộc rực rỡ trong mùa đông
Tử vi 12 con giáp ngày 7/11/2024: Tuổi Tỵ bứt phá, tuổi Sửu tài lộc thăng hoa
Loài cá nước ngọt của Việt Nam từng bị chê ít người ăn được, nay bán tới 500.000 đồng/kg
Bàng hoàng phát hiện bí mật trong tủ chén, mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu thay đổi đầy bất ngờ!
Cuộc sống “trong mơ” hay địa ngục lặng lẽ? Mỗi tháng nhận 50 triệu từ chồng để ở nhà ăn chơi, tôi chỉ biết khóc trong nghẹn ngào