Ăn hạt dẻ mùa lạnh cực tốt nhưng cần biết 4 lưu ý để tránh rước bệnh vào thân
Những thực phẩm tuyệt đối không ăn kèm với cà chua / 6 loại thực phẩm kết hợp cùng thịt lợn dễ sinh bệnh tật
Theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận, tác dụng dưỡng vị kiện tỳ, bổ thận; hoạt huyết, chỉ thống.
Hạt dẻ thường được dùng trong các trường hợp thận hư (bổ thận cường thận), hen suyễn, tiêu chảy do tỳ vị hư, loét miệng, cơ thể suy nhược sau bệnh nặng dài ngày, chấn thương đụng giập, chảy máu cam, xuất huyết dưới da, nôn, trào ngược dạ dày - thực quản.
Theo khoa học hiện đại, hạt dẻ là loại quả khô duy nhất chứa vitamin C. Ngoài ra, nó có còn tinh bột và omega-3, protein, lipit, vitamin B1, B2, khoáng chất...
Các dưỡng chất trong hạt dẻ có khả năng phòng và trị bệnh cao huyết áp, động mạch vành, xơ cứng động mạch… Bên cạnh đó, hạt dẻ còn là thực phẩm bổ dưỡng giúp kéo dài tuổi thọ, chống lão hóa, cung cấp nhiệt năng cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa, chắc xương, điều trị hen suyễn...
4 lưu ý khi ăn hạt dẻKhông ăn quá nhiều
Hạt dẻ cung cấp lượng carbonhydrate và năng lượng cho cơ thể ở mức cao. Ăn 5 hạt dẻ tương đương với việc ăn 1 bát cơm trắng. Do đó, nếu ăn quá nhiều hạt dẻ có thể gây tăng cân.
Ngoài ra, vì chứa lượng tinh bột lớn và gần như không có chất xơ nên dễ gây hiện tượng nóng trong, táo bón, chướng bụng, khó tiêu.
Không nên dùng đường để chế biến hạt dẻ
Khi rang (nướng) hạt dẻ ở nhiệt độ cao, nếu sử dụng đường có thể khiến món ăn bị cháy khét, sinh ra các chất không tốt cho sức khỏe. Cách tốt nhất để chế biến hạt dẻ là luộc hoặc hầm.
Thời gian ăn hạt dẻ
Hạt dẻ nhiều tinh bột, ít chất xơ nên bạn không nên ăn ngay sau bữa chính vì có thể gây đầy bụng, cản trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Có thể coi hạt dẻ là bữa ăn phụ và dùng trong khoảng thời gian từ 9h-15h.
Những người nên hạn chế hạt dẻ
Người cao tuổi: Chức năng tiêu hóa của người cao tuổi suy giảm do đó không nên ăn nhiều hạt dẻ cùng lúc vì nó có thể gây ra đau bụng, khó tiêu. Chỉ nên dùng 50-70gr hạt dẻ mỗi tuần.
Người bị tiểu đường: Hạt dẻ chứa hàm lượng tinh bột cao nên cần tránh ăn hạt dẻ để không làm lượng đường huyết tăng nhanh.
Người bị bệnh dạ dày: Ăn nhiều hạt dẻ sẽ kích thích dạ dày sản sinh nhiều axit, tăng gánh nặng cho dạ dày và có thể gây ra xuất huyết dạ dày.
Người bị bệnh cảm chưa khỏi, người mắc chứng sốt rót, kiết lỵ, phụ nữ sau sinh: Không nên ăn nhiều hạt dẻ, không ăn quá 10 hạt để tránh táo bón.
Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện do đó không nên ăn quá nhiều hạt dẻ.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cách khử mùi hôi sau khi ăn tỏi cực hiệu quả
Mẹo chọn cà chua an toàn và bảo quản đúng cách
'Sai một ly đi vạn dặm' khi sử dụng hạt tiêu đen không đúng cách
Thủ thuật đuổi gián, kiến và muỗi không còn sống trong nhà! Không ngờ nó có hiệu quả 100% mà nhiều người không biết
Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"
Top 7 thực phẩm giàu estrogen giúp chị em kéo dài tuổi xuân