Ăn hồng ngâm dễ gây tắc ruột, những người này tuyệt đối không nên ăn nhiều
Bi nam châm gây tắc ruột bé gái 6 tuổi ở TP.HCM / Không muốn nhiễm độc, tắc ruột, những người này tuyệt đối không ăn măng
Mới đây, khoa Ngoại tổng hợp ( Bệnh viện E Trung ương) cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 70 tuổi cũng nhập viện trong tình trạng tắc ruột, trước đó đã phải cắt 2/3 dạ dày. Bệnh nhân đau chướng vùng bụng quanh rốn, mạn sườn trái đau thành cơn, buồn nôn và nôn ra thức ăn. Được biết, bệnh nhân đã ăn một lượng lớn quả hồng ngâm trong nhiều ngày.
Người bệnh được chỉ định chụp CT ổ bụng và chẩn đoán phát hiện 1 khối bã thức ăn trong ruột. Sau đó bác sĩ chỉ định mổ nộ soi để lấy bã thức ăn đưa ra ngoài, hiện tại bệnh nhân đã hồi phục từ từ sắp xuất viện.
1. Vì sao ăn hồng ngâm dễ gây tắc ruột?TS. BS Đặng Quốc Ái (Khoa Ngoại tổng hợp - BV E Trung ương) cho biết những ca bệnh nhập viện do ăn hồng bị tắc ruột không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà còn ghi nhận nhiều quốc gia trên thế giới có tình trạng tương tự.
Lý giải cho việc ăn hồng ngâm dễ bị tắc ruột, TS. Ái cho rằng trong quả hồng có chất tanin gây vị chát và chất pectin - chất xơ tự nhiên có nhiều tại vỏ hồng. 2 chất này làm co bóp niêm mạc ruột và ảnh hưởng tới nhu động ruột.
Ăn hồng ngâm dễ gây tắc ruột, những người này tuyệt đối không nên ăn nhiều - Ảnh: Internet
Khi dung nạp 2 chất này quá nhiều vào cơ thể, nhất là lúc đói sẽ kết hợp cùng axit có sẵn trong dạ dày tạo ra những khối bã thức ăn dày và cứng. Nếu các khối bã này không được đẩy ra khỏi cơ thể kịp thời qua đường bài tiết sẽ gây tắc nghẽn đường tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Đồng ý với điều này, BS. Nguyễn Thái Bình, Phó Trưởng Khoa ngoại bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh giải thích thêm. Trong quả hồng có chất nhựa gây kết dính thức ăn tạo thành cục thức ăn lớn rất khó tiêu hóa. Nếu bã thức ăn trôi xuống và bị tắc nghẽn ở ruột non sẽ gây nên biến chứng như giãn, viêm, phù nề, hoại tử ruột non, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân…dẫn đến tử vong.
Những người đã bị cắt dạ dày hoặc một phần dạ dày không tiêu hóa được thực phẩm thành những vụn nhỏ càng đối mặt nhiều hơn những nguy cơ gây tắc ruột, vì thức ăn vào rơi luôn xuống ruột không được tiêu hóa.
2. Ai không nên ăn nhiều hồng ngâmBác sĩ Hoàng Thanh Hiền, khoa Y học Dân tộc - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Quận 11, TP.HCM chia sẻ: "Không phải ai ăn hồng giòn cũng bị tắc ruột. Các trường hợp tắc ruột do bã thức ăn thường gặp ở những bệnh nhân răng yếu, nhai không kỹ hoặc có bệnh lý ruột - đại tràng, người có tiền sử phẫu thuật ở khu vực bụng và dạ dày. Vì vậy, cần hạn chế cho người già và trẻ nhỏ ăn hồng giòn. Nên đổi sang ăn hồng chín mềm hoặc hồng sấy khô (hồng mứt) để tránh bị nghẹn”.
Người già và trẻ nhỏ nên cẩn thận khi ăn hồng ngâm - Ảnh: Internet
Trẻ nhỏ ăn quả hồng cũng dễ bị táo bón, tắc ruột, nếu không được cấp cứu kịp thời, để lâu có thể gây thủng ruột. Thực phẩm dành cho các đối tượng này phải được nấu chín, ninh nhừ và nhai kỹ.
- Người có bệnh mãn tính, đái tháo đường, viêm dạ dàyTrong quả hồng chứa 10,8% đường, phần lớn là disaccharides đơn giản và monosaccharides (glucose, fructose, sucrose) nên dễ dàng hấp thu vào máu sẽ gây tăng lượng đường trong máu.
Hàm lượng đường trong quả hồng ảnh hưởng tới việc điều trị bệnh tiểu đường, bệnh dạ dày mạn tính. Tanin trong hồng có thể làm cản trở việc hấp thụ sắt của cơ thể, không thích hợp cho người đang điều trị thiếu máu.
3. Những lưu ý khi ăn hồng ngâmThS.BS Doãn Thị Tường Vi (Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) khẳng định việc ăn quá nhiều quả hồng, nhất là khi đói, thì các chất tanin, pectin cộng với hàm lượng chất xơ trong quả hồng tương đối cao (100g hồng có 2,5g chất xơ) sẽ kết tụ dưới tác dụng của axit dạ dày; dễ khiến đầy bụng, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác buồn nôn, nôn mửa… Ăn nhiều sẽ vón lại, tạo thành khối bã ở khu vực ruột non, dễ dẫn đến tắc ruột".
Giải pháp an toàn nhất là Không ăn hồng khi đang đói vì sẽ biến thành chất gây hại cơ thể. Chỉ nên ăn lúc bụng no hoặc 1 giờ sau ăn.
- Không ăn hồng sau bữa ăn giàu đạm
Người Việt thường có thói quen tráng miệng ngay sau khi ăn bữa chính và hoa quả luôn là lựa chọn hàng đầu. Nhưng nếu bạn ăn hồng trong hoặc ngay sau một bữa ăn giàu đạm thì cần hết sức cẩn trọng.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), khi ăn hồng không nên dùng chung với thực phẩm quá nhiều đạm như hải sản (tôm, cua, cá)... vì sẽ khiến việc tiêu hóa trở nên chậm hơn, dễ tạo vón thực phẩm. Nguyên nhân bởi hải sản và quả hồng đều có tính hàn, không nên ăn cùng nhau. Theo y học hiện đại, hải sản giàu protein khi kết hợp chất tanin trong quả hồng rất dễ dẫn đến kết tủa, hình thành sỏi trong dạ dày.
Giải pháp: Tốt nhất không nên ăn hồng sau bữa ăn giàu đạm mà nên thay bằng những loại quả khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bị thách cưới căn chung cư, mẹ chồng tương lai "gật đầu nhẹ", nhưng ngày mang sổ đỏ tới, bất ngờ cú chốt gây sốc!
Sáng sớm, một câu nói cay nghiệt từ mẹ chồng khiến cả nhà chấn động: "Cầm lấy mà đi gửi xe!"
Tử vi ngày 23/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Tý tài lộc dồi dào, tuổi Thân đối diện thử thách lớn
Bí mật động trời sau vẻ tử tế của mẹ chồng: Nàng dâu sốc ngã quỵ khi sự thật phơi bày
Bán sạch của vàng cưới để lo viện phí cho bố chồng nhưng bố chỉ di chúc cho 35 triệu. Ngày ra ngân hàng, nghe đọc số tiền thực nhận mà tôi run rẩy
Chăm sóc mẹ chồng suốt 13 năm nhưng không có tên trong di chúc: Sau khi bà mất 5 ngày, tôi được yêu cầu đến ngân hàng