Ăn ít đi 2 quả vàng và ăn nhiều hơn 2 loại rau xanh là cách bảo vệ dạ dày tốt nhất
Sai lầm khi ăn cơm tổn hại sức khỏe, 90% người Việt mắc phải / Không ngờ loại cây 'nhỏ nhưng có võ' tốt cho sức khỏe lại giúp đuổi muỗi phòng sốt xuất huyết trong ngày mưa
2 loại quả màu vàng nên ăn ít đi:
Quả hồng
Đây vốn là loại quả rất quen thuộc với phần vỏ cam đỏ, ruột vàng đặc trưng. Nhiều người thích ăn hồng và thậm chí còn làm ra một số món từ hồng như hồng sấy dẻo, hồng ngâm...
Hồng cũng là một món có giá trị dinh dưỡng cao nhưng người có dạ dày kém thì không nên ăn nhiều hồng. Bởi hồng chứa nhiều axit tannic, có thể làm tăng gánh nặng cho dạ dày và ruột, từ đó sẽ kết tủa trong dạ dày. Trong trường hợp nghiêm trọng, sỏi dạ dày có thể hình thành và gây bất lợi cho sức khỏe dạ dày.
Quả chuối chưa chín hẳn
Chuối cũng là một loại trái cây phổ biến với hàm lượng kali dồi dào. Tuy nhiên, ăn chuối chín hoàn toàn sẽ giúp thúc đẩy nhu động tiêu hóa của dạ dày và ruột cao hơn, từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ táo bón. Còn những người có dạ dày kém thì nên chú ý là chuối chưa chín hẳn sẽ sản sinh ra một lượng lớn axit tannic, có thể ăn mòn dạ dày và ruột, gây đầy hơi, đau dạ dày.
Do đó, những người có dạ dày kém nên cố gắng hạn chế ăn chuối còn xanh, chưa chín hẳn để giúp phục hồi sức khỏe dạ dày tốt hơn.
2 loại rau xanh nên tích cực bổ sung nhiều
Bắp cải
Bắp cải là một loại rau thường thấy trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, bắp cải có thể kích thích hệ tiêu hóa làm việc trơn tru do có nhiều chất xơ. Đồng thời còn tăng cường nhu động và khả năng tiêu hóa của dạ dày. Vậy nên, những người có dạ dày yếu nên chăm ăn bắp cải nhiều để nuôi dưỡng dạ dày và thúc đẩy nhu động tiêu hóa dần tốt hơn.
Đậu bắp
Giá trị dinh dưỡng có trong đậu bắp cũng tương đối cao, đặc biệt là muco glycoprotein. Đây là chất có thể làm dịu bớt sự tổn thương ở niêm mạc dạ dày, từ đó thúc đẩy hệ tiêu hóa và tăng cường nhu động dạ dày, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn. Nếu bạn chăm ăn đậu bắp mỗi ngày thì dạ dày sẽ được nuôi dưỡng và cải thiện hiệu quả.
Làm gì để bảo vệ dạ dày?
Loại bỏ stress: stress có thể làm mất cân bằng tiêu hóa đồng thời làm giảm đi sự ngon miệng của nhiều người. Stress cũng khiến nhiều bệnh lý, chẳng hạn như viêm loét dạ dày hoặc hội chứng ruột kích thích, trở nên nghiêm trọng hơn.
Giải pháp cho tình trạng này là tránh ăn uống khi đang cảm thấy căng thẳng. Nên giữ cho không khí bữa ăn hàng ngày vui vẻ và thoải mái.
Đừng hút thuốc: Hút thuốc có thể làm yếu đi các cơ vòng thực quản và khiến cho axit từ dạ dày di chuyển ngược trở lại, gây ra chứng trào ngược dạ dày - thực quản. Ngoài ra hút thuốc cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh ung thư dạ dày.
Ăn chậm, nhai kỹ: Việc ăn uống khi đang di chuyển, làm việc... rất tiện lợi, phù hợp với lối sống bận rộn ngày nay. Tuy nhiên thói quen tưởng chừng như vô hại này lại ảnh hưởng không nhỏ tới dạ dày, thậm chí tàn phá hệ tiêu hóa.
Hãy áp dụng một số nguyên tắc sau để giữ cho dạ dày luôn khỏe mạnh: Ăn chậm, nhai kỹ; Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa chính; Không bỏ bữa; Không ăn quá no trước khi đi ngủ. Kết thúc bữa tối ít nhất là 2 - 3 giờ trước khi đi ngủ; Uống nhiều nước; Giảm cân
Hạn chế uống rượu, bia: Uống rượu, bia quá mức có thể làm tăng sản xuất acid trong dạ dày, gây ợ hơi và dẫn tới nhiều rối loạn về tiêu hóa khác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
'Lỗ tròn nhỏ' ở cuối chiếc bấm móng tay ẩn chứa một chức năng, thật tiếc nếu không sử dụng
Tử vi tuổi Hợi tháng 11/2024: Khai phá tiềm năng và đối mặt thách thức
Tử vi tuổi Tuất tháng 11/2024: Thử thách chồng chất, cần bản lĩnh vững vàng
Người xưa căn dặn: 'Người quá tốt bụng thì phước ít hơn', một khi bạn hiểu được những quy luật trời ban này, phúc lành sẽ tự đến trước cửa nhà bạn
Người xưa có câu: 'Nam không nên lấy Tứ Bạch, nữ không nên lấy Tam Hoa', câu này có ý nghĩa gì? Hiện tại còn áp dụng được không?
Người xưa có câu: 'Đám cưới không tặng ô, đám tang không đưa tiền phúng sau', là vì sao?