Đời sống

Ăn lá mơ có tác dụng gì?

Ăn lá mơ có tác dụng gì? Lá mơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp sát khuẩn, làm lành vết thương, giảm đau xương khớp.

Tác dụng không ngờ từ những thực phẩm có hại / Top 8 loại cây đặt trong nhà có tác dụng lọc sạch vi khuẩn trong không khí

Lá mơ lông (gọi tắt là Lá mơ) trong dân gian còn được biết đến với tên gọi là lá mơ tam thể. Lá mơ lông có vị đắng, mùi hôi, hai mặt có nhiều lông mịn, màu tím nhạt. Cây được nhận biết dễ dàng nhờ vào mùi khá khó chịu nhưng có hiệu quả cao với những người đang có vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra lá mơ lông còn có rất nhiều công dụng chữa bệnh tuyệt vời khác. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về loại cây này.

1. Đặc điểm của lá mơ

Lá mơ lông có tên khoa học là Paederia foetida (Lour.) Merr, họ Cà phê. Trong dân gian, lá mơ còn có nhiều tên gọi như ngưu bì đống, dây mơ tròn.

Đây là loại dây leo thân quấn, lá mọc đối hình trứng hay mác dài. Người ta thường sử dụng lá và rễ của cây lá mơ để ăn hoặc chữa bệnh. Ở nước ta cây thường mọc hoang ở những bờ rào, người dân thường thu hái lá vào mùa hè, mùa đông hoặc mùa thu sẽ lấy rễ. Sau đó mang về rửa sạch phơi khô dùng dần.

Ăn lá mơ có tác dụng gì? - Ảnh 1.

Lá mơ có nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người. (Ảnh: Internet)

2. Ăn lá mơ có tác dụng gì?

Lá mơ có rất nhiều tác dụng như thanh nhiệt, giảm ho, tiêu thũng, giải độc, kích thích lưu thông máu, giảm đau,... Tuy nhiên tác dụng được biết đến nhiều nhất của lá mơ chính là chữa các căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa như: ăn không tiêu gây đau tức thượng vị, lỵ trực khuẩn (phân lẫn máu), tiêu chảy…

2.1. Tốt cho hệ tiêu hóa

Thành phần n-butanol của chiết xuất từ lá mơ làm giảm mức độ viêm thông qua việc điều chỉnh các hóa chất trung gian gây viêm. Chính vì thế, lá mơ khi sắc lên uống có tác dụng điều trị viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, chữa tiêu chảy. Chất dịch chiết được từ rễ có khả năng loại bỏ giun khi uống.

Đối với những người có hiện tượng đau quặn bụng, đi vệ sinh nhiều, đầy bụng và buồn nôn. Sử dụng lá mơ sẽ giúp cải thiện bởi chiết xuất hexan và methanol của lá mơ giúp chống nôn hiệu quả, kích thích ăn uống, không bị đầy bụng.

Một số bài thuốc dân gian giúp cải thiện hệ tiêu hóa như:

- Hỗ trợ chữa đau dạ dày: sắc nước uống với 20 – 30g lá mơ mỗi ngày. Duy trì đều đặn trong nhiều ngày sẽ tình trạng sẽ thuyên giảm.

 

- Trị kiết lỵ giai đoạn đầu: Khi người bệnh đi đại tiện nhiều lần, phân lẫn máu. Trộn một quả trứng gà cùng một nắm lá mơ thái nhỏ. Bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín. Ăn ngày ba lần, liên tục vài ngày sẽ khỏi.

- Trị lỵ do đại tràng tích nhiệt: Lấy 20g lá mơ và lá phèn đen rửa sạch, dội nước sôi để ráo, giã nát, vắt lấy nước, uống từ 2 đến 3 lần.

- Trị chứng sôi bụng, ăn khó tiêu: Ăn lá mơ kèm với cơm như rau hoặc giã nát lấy nước uống. Ăn, uống liền trong 2 – 3 ngày sẽ có kết quả.

- Trị tiêu chảy do nóng: Khi bị tiêu chảy do nóng trong gây ra với biểu hiện bụng quặn đau, khát nước nhiều, hậu môn nóng rát, phân có mùi nặng, đầy hơi…. Sắc 500ml nước cùng 16g lá mơ, 8g nụ sim đun cho đến khi còn 200ml thì dừng lại. Chia 2 bữa uống trong ngày.

- Trị đại tiện tiêu chảy thất thường: dùng 30g lá mơ trộn với một quả trứng gà, thêm vài hạt muối, đánh đều, dàn mỏng trên lá chuối, gói lại rồi lót thêm một lần lá chuối, đặt trên chảo, rang hoặc nướng cho chín. Ăn ngày 2 lần, trong 3 ngày liên tiếp là khỏi.

 

2.2. Tác dụng giúp sát khuẩn

Lá mơ có tính sát khuẩn cao, khi trong cơ thể có khuẩn lỵ amip và simela sẽ dẫn đến bị kiết lỵ. Hãy sử dụng lá mơ cùng với lòng đỏ trứng rang hoặc nướng sẽ giúp đường ruột sạch sẽ. Giảm bớt các bệnh liên quan về đường ruột và kiết lỵ.

2.3. Giảm đau xương khớp ở người lớn tuổi

Cứ mỗi đợt giao mùa, thời tiết thay đổi, người lớn tuổi thường mắc bệnh về xương khớp, đau mỏi các khớp tay chân... sử dụng khoảng 15-60g thân và lá mơ đun sôi lấy nước để uống, hoặc có thể ngâm với rượu rồi thực hiện xoa bóp lên vùng bị đau sẽ giúp giảm đau hiệu quả.

2.4. Làm lành vết thương

Với những vết thương bị xước hoặc hở nhẹ dùng lá mơ sẽ giúp cho quá trình liền da nhanh và không để lại sẹo.

Chúng ta chỉ cần lấy một vài lá mơ giã nhuyễn và đắp lên vết thương, giữ khoảng 15-20 phút để nước cốt của lá mơ khô lại và chỉ cần rửa sạch bằng nước là được.

2.5. Chống co giật

Nếu hay gặp tình trạng co giật vào buổi đêm hãy nghiền nát khoảng 15-60g lá mơ tươi cùng với 1 chén nước ấm có pha sẵn muối khuấy đều, xay nhuyễn và vắt lọc để lấy nước uống trước bữa tối.

 

2.6. Chống ho gà

Dịch chiết ethanol của mơ tam thể có tác dụng giảm ho mạnh.

Để giảm căn bệnh ho gà dai dẳng bạn có thể làm như sau:

Lấy 150g lá mơ kết hợp với bách bộ, rễ chanh, nhọ nồi, rau má, mần trầu mỗi loại 250g cùng 150g cam thảo, 100g trần bì, 50g gừng, đường. Sau đó cho 6 lít nước trộn lẫn đun sôi cho đến khi còn khoảng 1 lít, chia ra ngày uống 2-3 lần.

2.7. Chống dị ứng

Theo kinh nghiệm dân gian, liều dùng 20-30g/ ngày tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu sử dụng ít như là ăn rau thơm thì lá mơ có tác dụng thanh nhiệt và chống dị ứng.

Lý do mà người xưa luôn thường nói ăn thịt chó phải đi kèm lá mơ là bởi vì thịt chó là protein lạ có tính nóng dễ gây dị ứng còn lá mơ có tính thanh nhiệt do đó giúp trung hòa khi kết hợp.

 

2.8. Các tác dụng khác

Ngoài ra, lá mơ còn được sử dụng làm thuốc giải độc đối với các vết rắn cắn, chữa bệnh ghẻ lở, mụn nước, nấm, chàm, giời leo và làm hạ đường huyết, hạ axit uric...

3 Một số lưu ý khi sử dụng lá mơ

- Chọn lá mơ sạch để làm thuốc.

- Lá mơ sau khi hái dù ăn sống, đắp ngoài hay sắc nước uống cũng nên ngâm với nước muối trong khoảng 20 phút để loại bỏ các chất độc hại.

- Dùng đúng liều lượng, nếu bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của dược liệu, lập tức ngưng sử dụng.

Uống nước rau má khô có tác dụng gì? Hướng dẫn đun rau má khô đúng cách
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm