Bí quyết làm mơ muối lá tía tô kiểu Nhật siêu dễ lại có vô vàn tác dụng
Hướng dẫn cách làm xoài ngâm ngon ngọt, chỉ nghĩ thôi là đã thèm rồi / Mách bạn cách làm sữa chua nha đam đơn giản ngay tại nhà
Nguyên liệu để làm đồ uống này khá đơn giản, các chị em có thể dễ dàng mua tại chợ hoặc siêu thị.
Nguyên liệu:
1kg mơ (chọn quả cứng cáp, không bị dập).
100gr muối thô (muối tỷ lệ 10-15% so với mơ).
200-300gr lá tía tô (chỉ tính lá không tính cọng).
Hũ thủy tinh.
Rượu.
Cách làm:
Giai đoạn 1: Xử lý mơ.
Mơ ngâm nước muối rồi rửa sạch để ráo nước hoàn toàn, lấy cuống mơ ra, sau đó nhúng qua rượu khử khuẩn.
Hũ thủy tinh rửa sạch tráng qua nước sôi để ráo. Sau khi hũ khô thì dùng rượu lau sạch lòng hũ lẫn nắp đậy.
Sau đó, cứ xếp 1 lớp mơ 1 lớp muối đến hết. Đặt vật nặng lên trên để trong mát 1 tuần.
Giai đoạn 2: Xử lý lá tía tô.
Chờ đúng 1 tuần sau các chị em mới nên làm lá tía tô. Lá tía tô ngắt lấy lá, bỏ cọng, đem ngâm nước muối rửa sạch, để cho khô ráo hoàn toàn.
Lấy 1 nhúm muối vò với lá tía tô, vò cho ra hết nước. Vắt lá tía tô cho sạch nước, sau đó đổ bỏ nước này.
Lúc này, hũ mơ đã tan hết muối tiết ra nước mơ. Chắt nước mơ ra trộn đều với phần xác lá tía tô vừa làm, sau đó rải phần lá này lên trên lớp mơ và ngâm.
Giai đoạn 3: Phơi mơ và bảo quản.
Thời gian ngâm từ 3 tháng đến 1 năm, ngâm càng lâu, mơ muối càng có giá trị, nhất là mơ ngâm 3-5 năm.
Sau thời gian ngâm các chị em sẽ đem phơi nắng trong 3 ngày để quả mơ héo, có thể phơi lâu hơn để bảo quản được lâu. Nên dùng mẹt tre trải giấy nến để phơi mơ, khi phơi thường xuyên trở mặt mơ để khô đều
Thành phẩm thu được sẽ có: Dấm mơ, mơ muối và lá tía tô muối. Chúng ta bảo quản trong bình thủy tinh hoặc bình gốm dùng dần.
Như vậy là nước mơ muối lá tía tô đã hoàn thành. Đây là thức uống đơn giản nhưng có rất nhiều tác dụng, giúp ngừa ốm đau, phục hồi sức khỏe trong thời gian ngắn. Hi vọng các chị em có thể thực hiện để có một hũ mơ trong nhà nhé.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Thót tim lúc nửa đêm: Mẹ chồng bất ngờ làm điều không tưởng khi tôi trèo thang bỏ trốn