Ăn măng kiểu này ngộ độc, tắc ruột nguy hiểm tính mạng, chớ dại mà thử
Người Việt đang tự biến ly cà phê buổi sáng thành thuốc độc bởi những thói quen tai hại này / Chỉ mặt "sát thủ" hại gan mỗi ngày, nhiều người vẫn "đón" vào người mà không biết
Trước đó, một cháu bé 6 tuổi đã phải nhập viện BVĐK Phú Thọ để cấp cứu trong tình trạng mệt mỏi, chướng bụng, người xanh xao mệt mỏi. Khi các bác sĩ tiến hành chụp X-quang cho thấy hình ảnh mức nước mức hơi, kết quả CT thấy tắc ruột non, quai ruột nổi rõ, các bác sĩ chẩn đoán tắc ruột cơ học nghĩ đến do bã thức ăn.
Theo thông tin ban đầu từ người nhà bệnh nhân cho biết cháu có sở thích ăn măng xào nên mùa măng mẹ cho ăn thường xuyên, cùng thời điểm đó, bé có ăn thêm quả hồng ngâm và quả sung dẫn tới tình trạng bệnh tình như vậy.
Theo các bác sĩ người điều trị cho cháu bé, tình trạng tắc ruột nếu không được phát hiện và phẫu thuật sớm dễ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc, hoại tử ruột, suy đa tạng là rất cao, thậm chí gây tử vong.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo các gia đình không nên cho trẻ ăn quá nhiều những đồ ăn chứa nhiều chất xơ, nhiều nhựa như quả sung, quả hồng ngâm hay măng tươi, đặc biệt không ăn những thực phẩm này lúc đói, vì lúc này thức ăn dễ kết lại với nhau tạo thành khối bã, dẫn đến tắc ruột…
Những người không nên ăn măng tươi
Phụ nữ đang mang thai: Khi mang thai mẹ bầu không nên ăn măng bởi đã có không ít mẹ bầu bị ngộ độc măng ở nhiều mức độ khác nhau. Các dạng ngộ độc măng gần giống với ngộ độc sắn như: nôn, đau bụng, đau đầu…
Trẻ em: Trong thành phần của măng có chứa nhiềuAxit oxalic trong măng tươi ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Do đó, trẻ em đang trong giai đoạn phát triển không nên ăn loại thực phẩm này để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.
Không nấu măng chín kỹ:Nhiều bà nội trợ khi nấu măng thường nấu tái ăn xào, hoặc ngâm măng chưa chua đã sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con người.
Người bị đau dạ dày: Các chuyên gia khuyến cáo những bệnh nhân đau dạ dày hoặc đang uống thuốc chữa dạ dày không nên ăn măng bởi hàm lượng acid cyanhydric trong măng cũng là chất có hại cho dạ dày, khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Hậu quả nặng nề do nam sinh cấp 2 chế pháo nổ tại nhà gây ra
Mua mứt tết, bánh kẹo tết thủ công ngày Tết; Nên hay không?
Bí mật chấn động phía sau Phạm Thị Huyền Trang, kẻ lên kịch bản vụ lừa đảo 1.000 tỷ đồng vừa bị bắt
Bắt đầu từ ngày 26/1, 3 con giáp sẽ gặp vận may siêu lớn, tài lộc ập đến, tiền tài không đếm xuể
Cánh cửa vận may mở ra, vận may tốt lành sẽ đến vào tuần sau, bạn sẽ bắt đầu giàu có, thu thập phước lành và có nhiều niềm vui hơn
Ngày giờ tốt nhất để cúng Tất niên đón năm mới Ất Tỵ 2025 để rước tài lộc, cầu bình an cho gia chủ