Đời sống

Ăn mì chính có hại cho sức khỏe con người hay không?

DNVN - Đã có nhiều nguồn tin cho rằng, mì chính có hại cho sức khoẻ nhưng theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), loại gia vị này an toàn.

10 loại thực phẩm tốt cho tim mạch / Những tác hại của mít với sức khỏe không phải ai cũng biết

Mì chính được đánh giá là an toàn cho sức khoẻ

Mì chính được các tổ chức về y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới đánh giá là gia vị an toàn.

Các kết luận mới nhất của các tổ chức về y tế và sức khỏe uy tín trên thế giới về tính an toàn của mì chính tính đến hiện tại như sau:

Đánh giá của tổ chức JECFA (Ủy ban các Chuyên gia về Phụ gia Thực phẩm thuộc Tổ chức Lương nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), (JECFA, 1987):

Mì chính là một phụ gia thực phẩm an toàn.

Liều dùng mì chính hàng ngày không xác định (ADI not specified).

Quá trình chuyển hóa mì chính trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau và không có bất kỳ mối nguy nào trên đối với trẻ em được chỉ ra khi sử dụng mì chính

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đánh giá của tổ chức EC/SCF (Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu) (EC/SCF, 1991):

Mì chính là chất phụ gia thực phẩm an toàn với mã số E261.

Liều dùng mì chính hàng ngày không xác định.

Đánh giá của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đánh giá năm 1958 rằng mì chính là một gia vị được xem là an toàn (GRAS: generally recognized as safe). Sau đó, họ tái xác nhận tính an toàn của mì chính vào các năm 1993, 1995, 2001, 2019, 2021, 2022, 2023.

 

Theo Bộ Y tế, Lao động, Phúc lợi Nhật Bản năm 2015, 2021, mì chính được đưa vào danh mục phụ gia không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cho phép sử dụng trong tất cả các loại thực phẩm và không có quy định về liều dùng tối đa.

Bộ Y tế Việt Nam năm 2012, 2015, 2019 cũng khẳng định rằng, Mì chính được xếp vào danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng.

Vì sao xuất hiện ý kiến cho rằng mì chính ảnh hưởng đến sức khoẻ?

Vào năm 1960, tiến sĩ Robert Ho Man Kwok mô tả một số triệu chứng mà ông gặp phải trong khi ăn tại các nhà hàng Trung Quốc bao gồm tê mỏi, khó thở, chóng mặt, hồi hộp,… và đã gọi đó là “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” (Kwok, 1968). Ông và cộng sự đã giả định những triệu chứng trên có thể gây ra bởi một số thành phần gia vị được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn ở nhà hàng Trung Quốc như rượu, nước tương, muối ăn và mì chính.

Do vậy, TS Robert Ho Man Kwok không kêu gọi cảnh bảo về tác động có hại của mì chính mà chỉ đưa ra những nguyên nhân gây ra các triệu chứng mà TS gặp phải có thể gây ra bởi một số thành phần gia vị thường dùng.

 

Liên quan đến giả thuyết nguyên nhân của “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” là gia vị mì chính, năm 1987, dựa trên các nghiên cứu khoa học, JECFA đã chính thức tuyên bố rằng không tìm thấy bất kỳ mối liên quan nào giữa mì chính và “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc” (JECFA, 1987).

Bên cạnh đó, nghiên cứu mới nhất của Geha và cộng sự được thực hiện theo mô hình được khuyến nghị bởi Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA). Kết quả nghiên cứu này đã chỉ ra rằng không có đối tượng nào có các phản ứng dương tính giống nhau qua các lần thử nghiệm với mì chính trong khi không phản ứng với giả dược (Geha, 2000). Vì vậy, mì chính không được xem là nguyên nhân gây ra “Hội chứng Nhà hàng Trung Quốc”.

Những lưu ý khi ăn mì chính

Một nghiên cứu mới được công bố trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã cho thấy rằng việc tiêu thụ lượng lớn mì chính có thể làm tăng đáng kể nồng độ glutamate trong máu, lên đến 556%. Tuy nhiên, nghiên cứu khác năm 2009 cũng trên Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ đã chỉ ra rằng glutamate từ chế độ ăn uống không thể vượt qua hàng rào tế bào máu não ở mức lớn. Vì vậy, không ảnh hưởng đến chức năng não.

Năm 1993, một nghiên cứu trên 71 người lớn đã uống mì chính không gặp phải bất kỳ triệu chứng không mong muốn nào so với nhóm dùng giả dược, như được công bố trong Thư viện Y khoa Quốc gia Mỹ.

 

Mặc dù mì chính thường được xem là an toàn, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tiêu thụ quá mức có thể gây hại. FASEB (Liên đoàn các Hiệp hội Mỹ về Sinh học Thực nghiệm) cho biết, khi tiêu thụ 3 g mì chính mà không có thức ăn, một số người có thể trải qua những triệu chứng nhẹ như đau đầu, buồn ngủ và tê liệt.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em có thể đặc biệt nhạy cảm với mì chính. Một nghiên cứu từ Khoa thực phẩm và dinh dưỡng, Đại học Hanyang, Hàn Quốc đã đưa ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ mì chính và viêm da dị ứng ở trẻ em. Mặc dù vậy, vẫn cần nghiên cứu thêm để xác nhận thông tin này.

Nghiên cứu năm 2011 trên hơn 10.000 người trưởng thành ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng, bột ngọt có thể gây tăng cân, ngay cả khi không ăn thực phẩm chế biến sẵn hoặc thiếu tập thể dục. Tuy nhiên, một đánh giá có hệ thống năm 2017 từ Tạp chí Khoa học Dược phẩm Thế giới đã cho thấy kết quả này có thể do bột ngọt làm thức ăn trở nên ngon hơn, khiến người ta ăn quá nhiều.

Chuyên gia dinh dưỡng Robyn Goldberg tại Los Angeles thường xuyên gặp đau nửa đầu sau khi tiêu thụ bột ngọt. Cô chia sẻ: "Sau khi ăn mì chính, tôi thấy có những đường nguệch ngoạc nhấp nháy, làm thay đổi tầm nhìn của mình". Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, những người có các triệu chứng nhẹ không cần điều trị và không nên lo lắng về các vấn đề lâu dài từ việc tiêu thụ bột ngọt.

Phượng Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm