Ăn mì tôm nhớ làm thêm 1 bước nhỏ để "tống khứ" chất độc hại, không lo nóng trong, nổi mụn
Cách bố trí nhà bếp mang đến nhiều tài lộc, sức khỏe / Sau sinh cứ ăn loại cá vừa ngon vừa bổ này để phục hồi sức khỏe, lợi sữa cho con
Mới đây, thông tin mì tôm Hảo Hảo chứa chất cấmbị thu hồi tại Ireland khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang. Thực tế, mì tôm (hay còn gọi là mì ăn liền) thường được chiên qua dầu. Trong dầu thường chứa chất chống lên men thực phẩm - đây là chất có thể làm suy giảm chức năng sinh sản, gây bất thường nhiễm sắc thể và tăng nguy cơ mắc bệnh gan. Hơn nữa, gói gia vị có trong mì cũng chứa hàm lượng muối natri cao, khiến cơ thể bị giữ nước và dễ bị tăng huyết áp.
Bên cạnh đó, ăn mì tôm không đúng cách cũng gây hại. Cách ăn mì thường thấy là cho vắt mì ra bát tô, cắt gói gia vị cho vào, đun sôi nước rồi châm nước vào bát mì, úp lại khoảng 3 phút là ăn được. Cầu kỳ hơn, nhiều người đun sôi nước trong nồi, rồi cho thêm quả cà chua hay chút rau xanh rồi cho mì và gia vị vào ăn. Nhưng cả hai cách ăn mì này đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Nếu muốn ăn mì tôm, không phải là không có cách để phần nào loại bỏ bớt chất độc hại.
Cách ăn mì tôm đúng chuẩn:
- Chần mì: Đun sôi nước rồi cho vắt mì vào chần, bước này sẽ giúp loại bỏ bớt lớp dầu chiên mì. Đợi đến khi các sợi mì rời nhau và chín tái, bạn hãy đổ nước sôi đi và trút mì ra rổ cho chảy hết nước.
- Nấu mì: Đun sôi nồi nước mới rồi đổ phần mì vào, đun thêm khoảng 1 - 2 phút rồi tắt bếp để mì không bị nát và nồng. Sau đó mới cho gói gia vị vào nồi mì. Nếu muốn ăn mì khô thì trút hết nước đi, chỉ giữ lại mì và trộn 1/2 gói gia vị vào.
- Nấu thêm rau xanh, thịt, trứng: Cho thêm thịt, trứng hay rau xanh vào mì sẽ giúp bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho bạn, bởi mì tôm chủ yếu là tinh bột, thiếu hụt các chất dinh dưỡng khác. Hơn nữa, cho thêm rau xanh, hành vào mì cũng giúp giảm bớt các acid béo bão hòa, cho thêm thịt giúp bổ sung chất đạm, tốt cho sức khỏe.
Trên đây là cách chế biến mì ăn liền đúng cách không hại cho sức khỏe vừa ngon, vừa không gây hại cho cơ thể. Bây giờ các bạn có thể yên tâm khi ăn mì thường xuyên rồi.
Lưu ý khi ăn mì ăn liền:
Nghiên cứu chứng minh, dung nạp lượng chất xơ và canxi phù hợp, giúp phòng chống ung thư trực tràng. Mì tôm được tạo ra từ bột mì tinh, bản thân mỳ tôm ít chất xơ, trong quá trình chế biến còn mất đi chất xơ và khoáng chất.
Nếu ăn mì tôm trong thời gian dài, cơ thể do thiếu vitamin và canxi nên dễ bị ung thư trực tràng. Ăn nhiều mì tôm cũng làm cho bệnh táo bón thêm trầm trọng, phân lưu lại thời gian dài trong đại tràng, cũng là một yếu tố dẫn đến ung thư trực tràng.
Ngoài ra, thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
PGS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, các gia đình nên hạn chế ăn đồ ăn nhanh, kể cả mì tôm. Bởi đồ ăn nhanh từ lâu đã được cho là nguyên nhân gây ra ung thư, đái tháo đường và nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Theo PGS Lâm, nếu không có thời gian nấu nướng, thay vì ăn mì tôm, bạn nên chọn bánh chưng, bánh giò, xôi sẽ lành hơn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đời bạc tình thì tôi cũng bạc nghĩa, chỉ sau một cú điện thoại cả nhà chồng tôi phải ra đường sống...
Đúng 0h ngày mùng 1 tháng Chạp: 3 con giáp thăng hoa sự nghiệp, tiền bạc chảy vào túi như nước
Từ ngày 31/12: Vận thế khởi sắc, 3 con giáp hưởng trọn lộc tài và may mắn
Tử vi ngày 31/12/2024 của 12 con giáp: Ai là con giáp may mắn nhất mùng 1 tháng Chạp?
Mâm cơm ngày giỗ bố và hành động bất ngờ của mẹ chồng khiến tôi nghẹn ngào
Vợ "hóa đá" khi thấy chồng xuất hiện tại khoa sản với người phụ nữ lạ, nhưng sự thật khiến cô bật khóc vì hạnh phúc