Ăn nhiều đậu phụ có tốt không khi đây là một món ăn ngon và phổ biến?
Mua đậu phụ về đừng ăn luôn, cho vào tủ lạnh đông đá có tác dụng thần kỳ: Quá tiếc vì giờ mới biết / Đậu phụ 'mọc lông', kem không chảy và những đặc sản mang tên lạ
Đậu phụ là một món ăn được làm từ đậu tương với thành phần dinh dưỡng bao gồm protein, lipid, canxi, và các thành phần khác như: sắt, kẽm... Hơn thế nữa, lượng acid amin có trong đậu phụ gần tương đương với hàm lượng mà cơ thể cần, Hàm lượng chất sắt và vitamin nhóm B trong đậu phụ cũng cao hơn so với sữa bò nên những người bị dị ứng sữa bò có thể dùng sữa đậu nành để thay thế.
Đậu phụ nói riêng hay các chế phẩm từ đậu nành đều có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu ở những người bị bệnh tiểu đường. Nó cũng có chứa isoflavone làm giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể, giảm lipoprotein, giúp tăng cường sức khỏe.
Ngoài ra, trong đậu phụ cũng có chứa nguồn selen dồi dào và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể. Từ đó giúp hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa ung thư đường ruột.
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng ăn đậu phụ với một lượng vừa phải sẽ giúp phòng chống được các tế bào gây ung thư, hay phòng và điều trị bệnh thừa cân béo phì, điều trị bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh thoái hóa thần kinh...
Đậu phụ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao (Ảnh: Internet)
Lợi ích của đậu phụ đã được kể ở trên, tuy nhiên vẫn có raayrt nhiều người boăn khoăn tự hỏi liệu ăn đậu phụ nhiều có tốt không? Câu trả lời là không. Dưới đây là những tác hại nếu ăn đậu phụ nhiều quá mức cho phép:
2.1. Tăng nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạchĐậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành có chứa một loại alpha acid amin là Methionin. Chất này dưới tác động của các chất xúc tác có thể chuyển hóa thành Cystein - chất làm tổn hại tế bào bên trong thành động mạch. Chúng có thể khiến Cholesterol và Riglyceride (một loại chất béo trung tính) lắng đọng trong thành động mạch dẫn đến xơ vữa động mạch.
2.2. Gây ra các vấn đề về tuyến giápCác nhà nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chất isoflavone có trong đậu phụ có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến giáp. Những người bị suy tuyến giáp hấp thụ nhiều chất này cũng sẽ khiến các enzyme peroxidase bị ngăn chặn. Đây là loại emzyme có tác dụng hỗ trợ tổng hợp sản xuất ra hormone tuyến giáp, từ đó khiến tình trạng suy tuyến giáp nặng hơn. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tiêu thụ nhiều đậu phụ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tuyến giáp.
2.3. Gây ra sỏi thận và các bệnh về thận khácTrong đậu phụ có chứa rất nhiều chất oxalat - một loại chất là nguyên nhân chính gây ra sỏi thận. Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được rằng oxalat có trong đậu phụ chỉ có thể được bài tiết vào nước tiểu chứ không thể chuyển hóa. Oxalat khi ở trong nước tiểu có thể kết hợp với canxi, tạo thành dạng muối không hòa tan của canxi oxalat, chất này kết tủa tạo thành sỏi thận.
Ăn nhiều đậu phụ có thể gây ra các vấn đề về thận (Ảnh: Internet)
Hơn thế nữa, đậu phụ tuy mềm nhưng có thể khiến hệ tiêu hóa hoạt động chậm do quá tải. Chúng cũng có thể khiến thận suy yếu do chất thải nito dư thừa bên trong, từ đó gây ra nhiều bệnh về thận.
2.4. Ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất khoáng và gây ra rối loạn tiêu hóaĐậu phụ có khả năng gây ảnh hưởng đến đường ruột, ngăn ngừa chúng hấp thụ các chất dinh dưỡng, các chất khoáng. Điều này là do trong đậu phụ có chứa acid phytic, chất này liên kết với các chất khoáng như đồng, kẽm, canxi, magie có thể gây hại cho đường ruột.
Ngoài ra, đậu phụ cũng giàu hàm lượng protein thực vật. Do vậy nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể và kích thích dạ dày tiết acid gây tình trạng đầy hơi ở ruột. Dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.
2.5. Tăng nguy cơ ung thư vú và làm rối loạn tình dục ở nam giớiKhông chỉ gây ra các vấn đề về tuyến giáp, chất isoflavone có trong đậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành cũng đã được nghiên cứu chỉ ra rằng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Chúng cũng đặc biệt nguy hiểm đối với những người đang mắc ung thư vú hoặc đã mắc ung thư vú trước đây.
Cũng theo một số chuyên gia dinh dưỡng, ăn nhiều đậu phụ có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới. Một số thay đổi có thể kể đến như là làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn tình dục, giảm số lượng và chất lượng tinh trùng.
3. Những lưu ý khi ăn đậu phụ
Khi ăn đậu phụ và các chế phẩm từ đậu nành, người sử dụng cần lưu ý những điều sau đây:
- Không nên ăn quá nhiều. Trong đậu phụ chứa nhiều glucid, chất xơ và đa đường. Hàm lượng tinh bột trong đậu phụ cũng ít, khi ăn nhiều, vi khuẩn trong ruột phân giải những chất glucid sinh ra nhiều khí. Chính vì vậy ăn quá nhiều đậu phụ dễ gây tình trạng trướng bụng.
- Không ăn đậu phụ sống. Điều này là do các thành phần có hại như chất khoáng toripxin, chất ngưng tụ hồng cầu chỉ được phân hủy bởi nhiệt độ. Nếu ăn sống có thể sẽ gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa...
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tử vi ngày 26/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Ngọ thăng hoa sự nghiệp, tuổi Dậu cần kiên nhẫn vượt khó
Từ ngày 26/12: 3 con giáp rực rỡ vận may, Thần Tài đồng hành, phú quý đầy nhà
Cuối tháng 11 âm lịch: 3 con giáp nổi bật với vận may và thách thức
Cơm nguội đừng đổ đi, trộn với thứ này để đuổi gián, côn trùng chết sạch không còn một con
Bí quyết tự pha nước 'kích hoa thần thánh' tại nhà, chỉ cần tưới một chút giúp hoa nở bung nụ rực rỡ
Không cần dùng hóa chất nguy hiểm, đây là 5 mẹo giúp đuổi côn trùng khỏi ngôi nhà của bạn