Đời sống

Đậu phụ 'mọc lông', kem không chảy và những đặc sản mang tên lạ

Nhiều món ăn trên thế giới có thành phần hoặc cách chế biến độc lạ, khiến nhiều thực khách tò mò trải nghiệm.

Những đặc sản miền Tây khiến du khách phải "khóc thét" / 3 loại trái cây dễ chứa nhiều ký sinh trùng nhất, toàn là đặc sản đắt tiền

Loại kem có tên Dondurma nghĩa là "đóng băng" theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Kết cấu đặc biệt của kem nhờ thành phần bột rễ cây phong lan - salep. Kem chắc đến mức thợ làm phải dùng dao để bào. Người bán dùng gậy múc khối kem to, dài và nặng mà không sợ kem bị rơi xuống đất. Họ cũng thường trêu chọc khách bằng những màn trình diễn thú vị. Ảnh: Sondakika23.

Loại kem có tên Dondurma nghĩa là "đóng băng" theo tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Kết cấu đặc biệt của kem nhờ thành phần bột rễ cây phong lan - salep. Kem chắc đến mức thợ làm phải dùng dao để bào. Người bán dùng gậy múc khối kem to, dài và nặng mà không sợ kem bị rơi xuống đất. Họ cũng thường trêu chọc khách bằng những màn trình diễn thú vị. Ảnh: Sondakika23.

Quả trứng có tên Kuro Tamago là món ăn đặc biệt ở thung lũng Owakudani thuộc thị trấn miền núi Hakone. Trong tiếng Nhật, Owakudani mang nghĩa "thung lũng sục sôi". Sức nóng và mùi lưu huỳnh lan tỏa khắp vùng khiến Owakudani còn có tên khác là "Jigokudani" (thung lũng địa ngục). Kuro Tamago được dân địa phương truyền tai nhau công dụng kéo dài 7 năm tuổi thọ. Thực chất, đây chỉ là quả trứng gà sống bình thường. Tuy nhiên, khi được luộc trong suối nước nóng lưu huỳnh, vỏ của nó biến thành màu đen. Ảnh: Tugo.

Quả trứng có tên Kuro Tamago là món ăn đặc biệt ở thung lũng Owakudani thuộc thị trấn miền núi Hakone. Trong tiếng Nhật, Owakudani mang nghĩa "thung lũng sục sôi". Sức nóng và mùi lưu huỳnh lan tỏa khắp vùng khiến Owakudani còn có tên khác là "Jigokudani" (thung lũng địa ngục). Kuro Tamago được dân địa phương truyền tai nhau công dụng kéo dài 7 năm tuổi thọ. Thực chất, đây chỉ là quả trứng gà sống bình thường. Tuy nhiên, khi được luộc trong suối nước nóng lưu huỳnh, vỏ của nó biến thành màu đen. Ảnh: Tugo.

Đậu phụ lông là đặc sản truyền thống ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Món ăn có hương vị “khó ngửi” không kém đậu phụ thối, được làm thủ công với quy trình phức tạp. Trong quá trình lên men đậu phụ, protein thực vật chuyển hóa thành axit amin, tạo những lớp lông tơ, có lợi cho sự hấp thụ của cơ thể. Đậu phụ lông chiên giòn, xào tỏi xanh hay kết hợp sốt đậu nành lên men là những hương vị được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Wow Special Foodie.

Đậu phụ lông là đặc sản truyền thống ở tỉnh An Huy (Trung Quốc). Món ăn có hương vị “khó ngửi” không kém đậu phụ thối, được làm thủ công với quy trình phức tạp. Trong quá trình lên men đậu phụ, protein thực vật chuyển hóa thành axit amin, tạo những lớp lông tơ, có lợi cho sự hấp thụ của cơ thể. Đậu phụ lông chiên giòn, xào tỏi xanh hay kết hợp sốt đậu nành lên men là những hương vị được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Wow Special Foodie.

Đặc sản mì cay có tên Mie Goreng Pedas Mampus của Indonesia thử thách nhiều người bởi được chế biến với hơn 100 trái ớt. Món ăn còn được gọi là "mì tử thần" kể từ khi Ben Sumadiwiria, một blogger ẩm thực người Đức, đổ mồ hôi, chóng mặt và không nghe thấy gì trong 2 phút khi thử vào năm 2016. Dù mức độ cay làm nhiều du khách sợ hãi, loại mì này vẫn là món ăn không thể thiếu của người dân thủ đô Jakarta. Ảnh: DanielFoodDiary.

Đặc sản mì cay có tên Mie Goreng Pedas Mampus của Indonesia thử thách nhiều người bởi được chế biến với hơn 100 trái ớt. Món ăn còn được gọi là "mì tử thần" kể từ khi Ben Sumadiwiria, một blogger ẩm thực người Đức, đổ mồ hôi, chóng mặt và không nghe thấy gì trong 2 phút khi thử vào năm 2016. Dù mức độ cay làm nhiều du khách sợ hãi, loại mì này vẫn là món ăn không thể thiếu của người dân thủ đô Jakarta. Ảnh: DanielFoodDiary.

Shotis puri là loại bánh mì truyền thống ở Georgia. Bánh có hình dạng như một chiếc xuồng, thoảng chút vị mặn, được làm từ bột mì và nướng trong lò bằng đất sét. Sau khi đắp lò và đốt lửa ở mức to nhất trong vòng 6-7 tiếng, thành lò được quết lớp dung dịch có thành phần chính là muối. Thợ nướng bánh phải lộn nhào, trồng cây chuối để úp bột bánh vào gần ngọn lửa nhất. Ảnh: Pinterest.

Shotis puri là loại bánh mì truyền thống ở Georgia. Bánh có hình dạng như một chiếc xuồng, thoảng chút vị mặn, được làm từ bột mì và nướng trong lò bằng đất sét. Sau khi đắp lò và đốt lửa ở mức to nhất trong vòng 6-7 tiếng, thành lò được quết lớp dung dịch có thành phần chính là muối. Thợ nướng bánh phải lộn nhào, trồng cây chuối để úp bột bánh vào gần ngọn lửa nhất. Ảnh: Pinterest.

Escamol là ấu trùng của kiến, được thu hoạch từ rễ cây sâu dưới lòng đất ở Mexico. Khi nếm thử, escamol có vị giống như bơ, mềm, dậy mùi. Người dân địa phương thường chế biến escamol với thảo mộc, hành tây, ăn kèm bánh bột ngô, sốt bơ và phô mai cừu. Ảnh: BUGSfeed.

Escamol là ấu trùng của kiến, được thu hoạch từ rễ cây sâu dưới lòng đất ở Mexico. Khi nếm thử, escamol có vị giống như bơ, mềm, dậy mùi. Người dân địa phương thường chế biến escamol với thảo mộc, hành tây, ăn kèm bánh bột ngô, sốt bơ và phô mai cừu. Ảnh: BUGSfeed.

 

Ramen bia được tạo ra để sử dụng trong những ngày nắng nóng. Món ăn đặc biệt này nằm trong thực đơn của một nhà hàng Nhật ở Canada. Ramen bia thực chất không có bia. Sau khi luộc, người chế biến ngâm mì ramen trong nước đá, rồi đặt vào cốc thủy tinh và thêm nước dùng từ cá ngừ bào khô đã được ướp lạnh. Họ còn phủ trên bề mặt lớp bọt được tạo thành từ lòng trắng trứng và gelatin. Ảnh: Geogria Straight.

Ramen bia được tạo ra để sử dụng trong những ngày nắng nóng. Món ăn đặc biệt này nằm trong thực đơn của một nhà hàng Nhật ở Canada. Ramen bia thực chất không có bia. Sau khi luộc, người chế biến ngâm mì ramen trong nước đá, rồi đặt vào cốc thủy tinh và thêm nước dùng từ cá ngừ bào khô đã được ướp lạnh. Họ còn phủ trên bề mặt lớp bọt được tạo thành từ lòng trắng trứng và gelatin. Ảnh: Geogria Straight.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm