Ăn rau muống không đúng cách rất nguy hiểm
Mách bố mẹ 'giờ ngủ vàng' giúp trẻ tăng chiều cao vù vù / Cách phân biệt biểu hiện của zona thần kinh với kiến ba khoang đốt cực hữu ích
Những cấm kị khi ăn rau muống
Ăn rau muống sống hoặc chưa chín
Theo Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn rau muống là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu…
Mọi người không nên ăn rau muống sống hoặc chưa chín vìcó nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. |
Nếu rửa rau hoặc chế biến chưa kỹ, có thể gây ra ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Hơn nữa, khi ăn rau muống sống hoặc chưa chế biến kỹ, ký sinh trùng sán lá ruột lớn Fasciolopsis buski trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám vào trong ruột chui qua thành ruột, chui vào trong máu, máu dẫn chúng đến tất cả các bộ phận trong cơ thể… Sau một thời gian, trứng sẽ nở thành giun sán nằm ở đó và gây hại cho cơ thể.
Ăn rau muống với sữa
Không nên ăn rau muống với các sản phẩm sữa như sữa bò, sữa chua hay pho mát. Bởi sữa rất giàu hàm lượng canxi, trong khi rau muống lại chứa một số thành phần hóa học có thể làm ảnh hưởng đến việc hấp thụ can xi, do vậy khi ăn cùng lúc những loại thực phẩm này sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho cơ thể.
Ăn rau muống trái mùa
Rau muống là loạicây dễ trồng, hợp mọi thời vụ và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, ngày nay, các chủ ruộng đã không màng nguy cơ mà sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, thu hoạch rau không đúng hạn để đem bán ra thị trường nhằm kiếm lời.
Bởi vậy, ăn rau muống trái mùa thường không an toàn bởi lượng thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng trong rau nhiều hơn, từ đó nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Những ai đang bị sẹo lồi
Rau muống là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. |
Rau muống là loại rau được nhiều người ưa thích vì dễ ăn, dễ chế biến thành nhiều món, có vị ngọt, tính mát, giải độc, sinh da thịt, nhuận tràng, lợi tiểu. Tuy nhiên, rau muốn lại laị là món đặc biệt cần “kiêng kỵ” đối với những ai đang bị vết thương trên da bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Những đối tượng không nên ăn rau muống
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn rau muống; hoặc khi đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên dùng. Ngược lại, với bệnh nhân loãng xương đơn thuần, huyết áp thấp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do hàm lượng can xi cao.
Theo kinh nghiệm dân gian, những người bị viêm đau nhức khớp, bệnh gout hay bị viêm đường tiết niệu thận do sỏi và huyết áp cao thì không nên ăn rau muống. Bởi vậy, nếu gia đình bạn có người bị các bệnh này thì cũng nên hạn chế.
BS. Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe cho biết, rau muống là thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin... Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm, thiếu máu. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như duy trì món rau nhiều lợi ích trong các bữa cơm gia đình, chúng ta cần đảm bảo vệ sinh bằng cách rửa sạch từng ngọn, ngâm nước muối loãng hoặc tốt nhất là rửa sạch sau đó để ráo nước cho vào túi bảo quản trong tủ lạnh vài ngày thì ăn, như vậy nếu có lượng thuốc sẽ bị phân hủy bớt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
3 ngày cuối năm 2024: 4 con giáp đón vận may tài lộc ngập tràn
4 con giáp may mắn cuối tuần này (28-29/12): Gặt hái thành tựu lớn trước thềm năm mới
Người xưa có câu: “Tứ không bình thường thì gia đình sẽ gặp nạn”, là điềm báo gì?
Bắt đầu từ 28/12: 3 con giáp may mắn “thời tới cản không nổi” – cơ hội vàng để bứt phá!
Tử vi ngày 28/12/2024 của 12 con giáp: Tuổi Hợi rực rỡ cơ hội thăng tiến, Sửu cần đối mặt thách thức
5 cái tên bị cấm khai sinh ở Việt Nam: Là tên gì và tại sao?