Ăn rau muống kiểu này bạn đang tự hại mình mà không hay biết
5 công thức đánh bay sạm đen, giúp da trắng hồng mịn màng với diếp cá có thể bạn chưa biết / Học ngay cách cải thiện môi nứt nẻ, khô ráp trong những ngày gió lạnh về
Ảnh minh họa. |
Ăn rau muống sống
Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao. Hơn nữa, chúng ta không nên ăn sống rau muống hoặc ăn khi rau chưa chín kĩ bởi người ăn có thể bị đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng.
Nguyên nhân là do trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên khoa học Fasciolopsis buski, chúng có rất nhiều trong loại rau sống ở thủy sinh trong đó có rau muống.
Khi vào cơ thể người, trứng sán Fasciolopsis buski nở và phát triển, gây ra những cơn đau bụng nhẹ và triệu chứng tiêu chảy, dị ứng hoặc còn gây ra các bệnh mạn tính ở túi mật, vỡ gan, xơ gan, suy gan... Do đó, bạn nên phòng nhiễm sán bằng cách không ăn rau muống sống.
Ăn rau muống khi đang có vết thương
Những ai đang bị vết thương trên da cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi làm xấu làn da.
Nếu bạn đang uống thuốc Đông y, ăn rau muống sẽ làm giã thuốc, nhất là khi trong thuốc có vị độc cần thiết để chữa bệnh (độc trị độc) và sẽ làm giảm hiệu quả điều trị.
Một số tài liệu khác cho rằng, những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, đau xương khớp, bị viêm đau không nên ăn rau muống, vì nó có thể khiến tình trạng tệ hơn. Do đó khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
Ăn rau muống trái mùa
Rau muống là loại rau thời vụ, trước đây, rau muống chỉ có vào mùa hè. Tuy nhiên, hiện nay, rau muống có mặt quanh năm do những can thiệp của người trồng khiến loại rau này có thể thích nghi được với thời tiết không phù hợp.
Tuy nhiên, không loại trừ trường hợp người trồng sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu để giúp rau muống phát triển được quanh năm.
Theo bà Nguyễn Thị Hòa, Phó giám đốc Trung tâm phát triển nông thôn bền vững, hiện nay rau muống được đánh giá là loại rau dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc cao, chứa rất nhiều thuốc kích thích, thuốc trừ sâu...
Tỷ lệ sử dụng hóa chất cho rau muống trái mùa, theo bà Hòa, là 100%, trừ những cơ sở trồng rau sạch có sự kiểm soát chặt chẽ.
Việc ăn phải rau muống có chứa hóa chất độc hại có thể khiến người ăn bị ngộ độc cấp tính, ngộ độc mãn tính, giãn thể miễn dịch, ảnh hưởng đến hệ thần kinh...
Có 4 nhóm người nên hạn chế ăn rau muống:
- Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu do sỏi thận, người huyết áp cao.
- Rau muống cùng thịt bò là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
- Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống.
- Rau muống là thực phẩm nên kiêng kỵ với người đau xương khớp, bị viêm đau vì sẽ khiến chỗ đau thêm tê nhức.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Con lợn nặng cả tạ nhưng có 1 bộ phận chỉ nặng 2 lạng vô cùng quý, bổ như nhân sâm, không phải ai cũng biết để ăn
Các cụ khuyên nhủ: 'Con rể lên giường, nhà tan cửa nát', tại sao lại nói như vậy?
Sự khác biệt giữa những người thường xuyên đến thăm mộ và những người không đến là gì?
Lời răn dạy của người xưa: 'Khi đến tuổi 49, đừng ở lại bốn nơi này!', ý nghĩa thực sự đằng sau là gì?
Tử vi tuần mới (25/11 - 1/12): 3 con giáp đón nhận vận may bùng nổ, tài lộc rực rỡ từ Thần tài
Cắm tăm vào ấm siêu tốc: Lợi ích tuyệt vời không phải ai cũng biết