Ăn rau ngải cứu nếu có hiện tượng này cần dừng ngay lập tức vì rất nguy hiểm
Đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, loại đậu nào tốt nhất cho sức khỏe? Chọn sai đậu sẽ giảm dinh dưỡng đáng kể / Xào ngao với lá này vừa hết sạch mùi tanh, thơm ngon tốt cho sức khỏe, ai cũng thích thú
Rau ngải cứu không chỉ là loại rau quen thuộc trong gia đình người Việt, mà từ xưa đã được xem là một vị thuốc quý cho tác dụng trị nhiều loại bệnh.
Người bị bệnh viêm gan nên nói không với rau ngải cứu. Ảnh minh họa
Theo Đông y, rau ngải cứu có vị đắng, tính hơi ấm có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, an thai, cầm máu...
Vì vậy, ngoài là loại rau, ngải cứu còn là loại cây thuốc chữa bệnh. Rau ngải cứu có thể chế biến thành những món ăn ngon và bổ cho sức khỏe, giúp xoa dịu những cơn đau cơ, giúp tuần hoàn máu, giảm cơn đau vùng bụng… ưu điểm nổi bật nhất là giúp cơ thể nhuận tràng, lợi tiểu.
Tuy nhiên, vì có tính dược liệu cao nên cũng giống như những loại rau khác, nó cũng có nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên không phải ai ăn cũng phù hợp.
Theo các chuyên gia, bất kỳ ai khi sử dụng ngải cứu nếu gặp hiện tượng như khô rát họng, khát nước, sau đó buồn nôn, đau bụng thì nên ngừng ngay lập tức vì rất có thể bị trúng độc hoặc do ruột và dạ dày bị viêm cấp tính.
Lạm dụng ngải cứu, dùng quá nhiều có thể gây hậu quả nghiêm trọng, tác động đến hệ thần kinh trung ương làm run giật tay chân và tổn hại tới huyết quản...
1 tuần chỉ nên dùng 1-2 lần rau ngải cứu. Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai có tiền sử sảy thai không nên ăn ngải cứu vì sẽ tăng nguy cơ co bóp cổ tử cung, bị ra máu dễ dẫn tới sinh non hoặc sảy thai.
Những người mặc bệnh viêm gan cần tránh ăn ngải cứu vì trong ngải cứu có chứa các hoạt chất khi đi vào gan sẽ gây rối loạn chức năng.
Ngoài ra, người bị xơ vữa động mạch vành, bệnh sỏi thận,… cũng được khuyên hạn chế không nên dùng.
Lưu ý: Kể cả người khỏe mạnh cũng không nên ăn quá nhiều rau ngải cứu. Tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tuần.
Đối với người không có bệnh, không nên sử dụng nước sắc ngải cứu như một thứ nước uống thường xuyên giống như nước trà. Còn với những người dùng ngải cứu để chữa bệnh thì khi khỏi bệnh thì nên dừng, tránh sử dụng liên tục trong thời gian dài.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cửa nhà phạm 'tam đại kị', gia đình làm ăn thất bát, xui xẻo mãi không thể 'ngóc đầu' nổi
Cắm 1 cây kéo vào thùng gạo, nghe lạ nhưng bạn sẽ tiếc hùi hụi vì đã không biết sớm hơn mẹo hữu ích này
Chồng lén chuyển khoản 100 triệu cho mẹ vợ, tôi "vỡ òa" khi phát hiện bí mật động trời
Mẹ chồng đắc ý tưởng ép được tôi ly hôn tay trắng, không ngờ phút 89 lại bị “lật kèo”, kịch hay mới bắt đầu
Phát hiện khối u trong não, mẹ chồng quỳ xuống cầu xin: Bí mật chấn động sau 5 năm ly biệt
Ở Việt Nam có một loại rau bổ ngang thịt, mọc um tùm như cỏ dại, trước bị lãng quên, nay thành đặc sản