Ăn rau ngót cũng tiềm ẩn một số tác dụng phụ không ngờ tới
5 tác dụng thần kỳ của hành tây với mẹ bầu, ai cũng nên biết / Sai lầm "chết người" khi ăn ốc cần loại bỏ ngay
Theo ANTĐ, rau ngót còn có tên gọi là bồ ngót, bù ngót hay hắc diện thần (tiếng Trung Quốc). Rau ngót được trồng trên nhiều loại đất, thích hợp với khí hậu nóng ẩm ở nước ta.
Về mặt dinh dưỡng, rau ngót có lượng đạm cao, giàu canxi, nhiều sinh tố cacbon và kali. Rau ngót là cây có nhiều chất bổ, lành tính, đặc biệt cho nhiều vitamin A. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau ngót: năng lượng 35kcal, đạm 5,3g, tinh bột 3,4g, tro 2,4g, canxi 169mg, sắt 2,7mg, vitamin C 185mg, vitamin PP 2,2mg, nước 86g, chất béo 0g, chất xơ 2,5g, phot pho 64,5mg, vitamin B1 0,1mg, vitamin B2 0,4mg (khoa Công nghệ hóa học, Đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh).
Với nhiều đặc tính có lợi cho sức khỏe nên rau ngót thường dùng để nấu canh, có vị ngọt, tính bình, vào kinh vị, có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc, làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Y học dân gian thường dùng rau ngót để chữa ho, viêm phổi, chữa sót rau, tưa lưỡi và hóc xương…Tuy nhiên rau ngót cũng có những tác dụng phụ không mong muốn mà nhiều người bất ngờ.
Rau ngót gây cản trở hấp thu canxi
Thông tin trên VTC News, ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid, là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót, có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Nó cản trở cả hai vi chất này trong chính lá rau ngót cũng như trong thực phẩm khác ăn kèm.
Gây mất ngủ, khó thở
Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ nước ép rau ngót. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác dụng phụ trên. Do đó, người có tiền sử mất ngủ không nên ăn rau ngót nhiều.
Rau ngót là một thực phẩm giàu dưỡng chất, rất bổ ích cho mọi người, đặc biệt là đối với phụ nữ. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều. Trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, khiến chị em rất dễ sảy thai
Cho đến nay những nghiên cứu khoa học chưa có nghiên cứu nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung, hiện tượng này lại khiến chị em dễ sảy thai. Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.
Phụ nữ mang thai bình thường thỉnh thoảng vẫn có thể ăn một ít rau ngót luộc hay nấu canh. Tuy nhiên phải chọn những loại rau ngót sạch, tươi để tránh ngộ độc thực phẩm. Khi nấu phải đun sôi, nấu kỹ để đảm bảo an toàn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tại sao lại có mảnh vải trải ngang trên giường khách sạn? Nhiều người không biết tác dụng, hãy nghe cô dọn dẹp nói thật
Cuối tháng 12 âm: 2 con giáp đón tài lộc rực rỡ, 1 con giáp thoát khỏi vận xui
Mẹ chồng tung điều kiện “cực gắt” khi cho căn hộ, thông gia lập tức đáp trả khiến bà tái mặt
Mâm cua biển bạc triệu văng tung tóe giữa sân: Mẹ chồng bỗng nổi giận, nàng dâu quyết định rời đi!
Chồng ném đũa giữa mâm cơm, vô tình giúp mẹ tôi hiểu rõ bi kịch của cuộc hôn nhân này
Chắt bóp từng đồng gửi về quê, vậy mà khi tôi cần tiền, mẹ chồng lại phũ phàng từ chối: Câu nói khiến tôi rơi vào tuyệt vọng