Đời sống

Ăn rau răm bạn bắt buộc phải biết điều này

Rau răm là rau gia vị quen thuộc nhưng bạn cần chú ý ăn đúng cách để không hại đến cơ thể.

Đây là phần thịt ngon nhất của con lợn, chỉ bà nội trợ thông thái mới biết / Trẻ càng ăn nhiều cá càng thông minh, 4 loại cá giúp trẻ tăng chỉ số IQ cao vút

Rau răm là loại cây thích ẩm, chịu nóng và có thể sống trong môi trường ngập nước. Rau dễ trồng đến mức tồn tại gần như hoang dại bởi có khả năng mọc chồi gốc và chồi thân khỏe. Ngoài lá rau răm mà chúng ta vẫn thường ăn, ở những cây rau răm không bị hái lá thường xuyên còn có thể ra hoa, kết quả. Hoa quả của rau răm cũng dùng để làm thuốc được. Đặc biệt, khi dùng làm dược liệu, người ta hay lấy loại rau răm thân đỏ hơi ngả tím chứ không lấy loại thân trắng.

Rau răm có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Tác dụng của rau răm khi ăn sống thì ấm bụng, tiêu thực, sát trùng, tán hàn. Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt.

rau răm

Ảnh minh họa.

Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước. Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Tuy nhiên, bạn cần thận trọng khi sử dụng rau răm để không gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Dưới đây là một số tác hại của rau răm khi dùng không đúng

Theo các bác sĩ đông y, khi ăn các chất bổ dương thường kích thích tình dục, gây xuất tinh sớm. Kết hợp với rau răm để chậm xuất tinh, kéo dài thời gian giao hợp, làm chậm không có nghĩa là gây suy giảm.

Tuy nhiên, đối với cả nam và nữ nếu thường xuyên ăn rau răm, và ăn số lượng nhiều có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi. Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

 

Phụ nữ những ngày thấy tháng (kinh nguyệt) không nên ăn rau răm dễ bị rong huyết.

Người có thai không nên ăn nhiều rau răm, vì có thể gây sảy thai.

Những người máu nóng, ốm gầy đặc biệt không nên ăn rau răm.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm